Phương pháp xác định giá trị đóng góp của hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển vào tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam

20/10/2014 10:10

ThS. NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Người phản biện: TS. VŨ TRỤ PHI TS. NGUYỄN HỮU HÙNG


Tóm tắt: : Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng hợp toàn bộ các kết quả hoạt động của các ngành sản xuất trong một nền kinh tế. Trong đó, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển giữ vai trò quan trọng trong việc liên kết các ngành sản xuất và trực tiếp đóng góp vào giá trị của GDP. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu biết một cách đầy đủ về mức độ đóng góp của vận chuyển đường biển trong thành tựu chung của nền kinh tế quốc dân. Trên thực tế, một công thức phổ biến mà Tổng Cục Thống Kê hiện đang dùng có thể được sử dụng để xác định giá trị đóng góp của hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Theo đó, nó được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (không bao gồm doanh thu từ hoạt động chở thuê) và chi phí trung gian. Chỉ tiêu này có thể được bổ sung thêm vào hệ thống các chỉ tiêu truyền thống khác để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Abstract: Gross Domestic Product (GDP) is composed of the result of industry economic activities. Among the industries, transport of goods by sea plays an important role in the connection all others and contributes directly in GDP. However, until now, we have not understand enough the way that transport of goods by sea contribute to national economy achievement. In fact, we can apply a popular fomular that Statistics have been used to determine value added gross. According to the formular, the contribution is the difference between net turnover from transport of goods by sea (not including turnover from chartered transport) and intermediary costs. This norm can be added to the traditional norm system to assess business results of entrepreneurs.

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP), dùng để đo lường sản lượng được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong mỗi thời kỳ, là một trong những thước đo thành tựu kinh tế cơ bản, được sử dụng rộng rãi trong phân tích, đánh giá kinh tế vĩ mô. Qui mô GDP phản ánh khá toàn diện sức mạnh của nền kinh tế và hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả các hoạt động của mỗi doanh nghiệp và các ngành kinh tế. Trong số đó, vận tải được coi là một ngành kinh tế quan trọng, liên quan trực tiếp đến tốc độ lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Theo báo cáo hàng năm của Tổng cục Thống kê, ngành vận tải nằm trong nhóm ngành dịch vụ, đóng góp trung bình khoảng 2 – 3% vào GDP của cả nước và mức đóng góp này đang có xu hướng tăng theo thời gian. Trong kết quả chung của ngành vận tải Việt Nam, hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã và đang chứng tỏ là một trong những hoạt động mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế của một quốc gia có địa chính trị đặc biệt như Việt Nam.

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 10/2014

Bia 1 T10_2014

Ý kiến của bạn

Bình luận