Những giải pháp bảo vệ môi trường biển từ Phần Lan

Tác giả: Thùy Dương

saosaosaosaosao
Diễn đàn khoa học 08/01/2019 16:34

Sáng 8/1, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phối hợp với Tập đoàn công nghệ Wartsila tổ chức Hội thảo kỹ thuật về công nghệ xanh bảo vệ môi trường biển.


EA14A4C7-133C-4D05-96A6-8A600DDA81E7.
Ông Lê Anh Sơn - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phát biểu khai mạc.

Hội thảo này được tổ chức nhằm cũng cấp những thông tin thiết thực về các quy định hàng hải mới nhất về đề xuất các giải pháp phù hợp cho đội tàu của Việt Nam, giúp cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ môi trường biển.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết  vào 11/05/2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 795 phê duyệt kế hoạch thực hiện các phụ lục của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra. Và gần đây nhất tại kỳ họp lần thứ 73 của Ủy ban Bảo vệ môi trường biển (MEPC) của IMO đã tiếp tục thông qua sửa đổi phụ lục VI của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL) chính thức quy định giới hạn hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu tàu biển xuống 0,5% (giới hạn hiện tại là 3,5%) và có hiệu lực từ 1/1/2020. Đồng thời, MEPC còn cấm chuyên chở nhiên liệu không phù hợp trừ khi tàu được lắp đặt một hệ thống làm sạch khí xả.

Đánh giá về hoạt động này, theo Ban tổ chức, hiện nay tại Việt Nam, các chủ tàu hiện chưa thực sự chú ý đến quy định này dẫn đến việc phải đối mặt với những vấn đề trong tương lai gần khi quy định bắt đầu có hiệu lực. Đặc biệt đối với các tàu Việt Nam đang hoạt động trên các tuyến quốc tế.

“Điều đáng chú ý, hiện nay, Trung Quốc đang bắt đầu yêu cầu hàm lượng lưu huỳnh tối đa 0,5% trong nhiên liệu khi tàu hoạt động trong cảng của nhiều vùng biển và dần sẽ mở rộng áp dụng trong các vùng biển từ năm 2019. Để có thể cạnh tranh và có thêm thông tin cho hội viên của mình tuân thủ quy định về Công ước hàng hải quốc tế, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của nhà nước, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam được sự hỗ trợ của Đại sứ Phần Lan, phối hợp với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Tập đoàn công nghệ Wartsila tổ chức hội thảo này nhằm bảo vệ sự bền vững của môi trường và cạnh tranh của vận tải biển Việt Nam”, ông Lê Anh Sơn cho biết.

Tại hội thảo, Tập đoàn Wartsila đã giới thiệu các giải pháp mới nhất của mình đặc biệt là hệ thống xử lý khí thải lưu huỳnh oxit (SOx). Đây là những giải pháp tốt nhất với công nghệ xanh nhằm bảo vệ môi trường biển.

Ông Sanjay Verma, đại diện cho Tập đoàn cho biết hiện nay, giải pháp hàng đầu đang được nhiều quốc gia quan tâm là sử dụng nhiên liệu tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho tàu biển. Nhiên liệu này ngày càng trở nên phổ biến trong ngành hàng hải. Việc sử dụng LNG làm nhiên liệu tàu sẽ làm giảm lượng khí thải lưu huỳnh oxit (SOx) - được tạo ra khi sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao. Tiếp đó, do hàm lượng carbon của LNG thấp hơn so với nhiên liệu truyền thống của tàu.

Bên cạnh việc sử dụng nhiên liệu LNG, việc trang bị hệ thống lọc khí SOx cũng là một trong những giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, việc lắp đặt một hệ thống như vậy có thể là một dự án đầy thử thách và tốn nhiều thời gian, đòi hỏi cải tạo ở quy mô lớn. Với kinh nghiệm lâu năm của mình, các chuyên gia đến từ Tập đoàn công nghệ Wartsila chia sẻ những thông tin, cung cấp công nghệ kỹ thuật hiện đại, giúp giảm thiểu rủi ro và hạn chế mức thấp nhất thời gian ngững hoạt động, chi phí quản lý dự án. Một dự án trang bị hệ thống lọc khí SOx gồm 6 giai đoạn chính như thu thập thông itn và lựa chọn công nghệ; xác định tính khả thi và lên ý tưởng; thiết kế cơ bản, lập kế hoạch dự án, trọn nhà thầu; thiết kế chi tiết, mua sắm vật tư; lắp đặt; phê duyệt và vận hành thử. 

Hiện nay hệ thống này đang được nhiều hãng tàu lớn của nước ngoài sử dụng như Công ty phà TT - Line của Đức. Các hệ thống này làm giảm khí SOx độc hại và khí thải dạng hạt, đảm bảo cho phà tuân thủ các quy định hiện tại và trong tương lai về khí thải. Bên cạnh TT - Line, một trong những nhà vận hành tàu RoRo lớn nhất thế giới là Finnlines cũng đang sử dụng hệ thống này. Nhờ hệ thống lọc khí thải, tàu của hãng Finnlines có thể chạt bằng nhiên liệu đốt lò loại nặng (HFO) ít tốn kém trong khi vẫn tuân thủ các yêu cầu về môi trường.

 

Ý kiến của bạn

Bình luận