Nhiều tuyến đường ở Hà Nội đắt kỷ lục vì giải phóng mặt bằng
Dự kiến chi phí một mét đường dự án Hoàng Cầu - Voi Phục gồm giải tỏa và xây lắp là 3,5 tỷ đồng, phá vỡ "kỷ lục" trước đây.
![]() |
Vành đai 1 Hà Nội luôn giữ kỷ lục về tuyến đường đắt đỏ. Ảnh: Bá Đô |
Hà Nội đang triển khai dự án cuối cùng trên tuyến vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, và nếu được Thủ tướng thông qua chủ trương đầu tư trong tháng 7 thì thành phố sẽ ra quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng ngay để có thể khởi công vào đầu năm 2018.
Những "kỷ lục" liên tục bị phá vỡ
Ông Vũ Hà, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư công nghiệp dân dụng và công nghiệp Hà Nội, cho biết dự án nêu trên có chiều dài 2,2 km, tổng mức đầu tư dự kiến gần 7.800 tỷ đồng.
"Để làm tuyến đường này sẽ phải giải phóng mặt bằng 2.044 hộ dân, trong đó quận Ba Đình 1.241 hộ, quận Đống Đa 803 hộ; tái định cư hơn 2.200 hộ", ông Hà nói và thông tin thêm, dự án có diện tích thu hồi rất lớn với hơn 159.000 m2, trong khi giá đất tại khu vực quận Đống Đa, Ba Đình rất cao, khiến chi phí giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư lên đến hơn 6.400 tỷ đồng, phần dành cho xây lắp khoảng 1.100 tỷ đồng.
Như vậy, chi phí làm một mét đường ở tuyến Vành đai 1 Hoàng Cầu - Voi Phục gồm giải tỏa và xây lắp là 3,5 tỷ đồng; tiền giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 82% tổng đầu tư dự án. Đây sẽ là đường đắt nhất Thủ đô đến nay, phá vỡ các "kỷ lục" trước đó.
Cụ thể như, đường Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái dài 570 m, tổng mức đầu tư trên 1.100 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 800 tỷ đồng; bình quân chi phí làm một mét đường ở dự án này là gần 2 tỷ đồng.
Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, dài hơn 500 m, tổng mức đầu tư 969 tỷ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hơn 680 tỷ đồng; giá gần 1,8 tỷ đồng một mét đường.
Đường Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa, dài trên 500 m, tổng đầu tư hơn 700 tỷ đồng, trên 500 tỷ đồng giải phóng mặt bằng; giá 1,2 tỷ đồng một mét đường...
Người dân chia tách hộ "đón đầu" dự án
Lý giải kinh phí "khủng" của nhiều dự án hạ tầng giao thông Hà Nội, ông Vũ Hà cho rằng một số tuyến đường trên các vành đai đã có quy hoạch, xác định chỉ giới từ năm 1998, song gần đây mới được triển khai khiến tổng vốn đầu tư tăng cao.
Đơn cử với dự án vành đai 1 Hoàng Cầu - Voi Phục, ông Vũ Hà nói năm 2006, Ban dự án trọng điểm đã nghiên cứu lập dự án mở rộng trình thành phố Hà Nội, tuy nhiên do nguồn vốn khó khăn nên thành phố không phê duyệt toàn bộ mà phân kỳ đầu tư từng phần các đoạn như hầm Kim Liên, Ô Đông Mác, Hoàng Cầu - Voi Phục.
Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội quy hoạch đô thị Hà Nội, cũng cho rằng nguyên nhân khiến nhiều tuyến đường ở Thủ đô được dư luận ví von "đắt nhất hành tinh", là vì Hà Nội đã không quyết liệt mở rộng theo quy hoạch vào năm 1998.
"Ví dụ với vành đai 1, do chậm trễ triển khai đồng bộ nên thiếu kết nối trên toàn tuyến, hiệu quả sử dụng tuyến đường không cao, chưa kể giá đất tăng lên nhiều năm gây tăng kinh phí giải tỏa", ông Đào Ngọc Nghiêm nói.
Tương tự, theo ông Đào Ngọc Nghiêm, các tuyến vành đai 2, vành đai 2,5 đã được quy hoạch gần 20 năm song đến nay vẫn còn dang dở, và theo quy luật khi chậm đầu tư thì lại tăng giá do giá đất được điều chỉnh hàng năm. Trong khi đó, thành phố không thể khống chế gia tăng dân cư trong khu vực đã quy hoạch, nhiều gia đình chia tách hộ, mua đi bán lại khiến dân số tăng qua thời gian dài.
Đồng quan điểm, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, phân tích: "Khi thành phố có chủ trương đầu tư hạ tầng, người dân khu vực đó sẽ đầu cơ. Họ trồng thêm cây, xây tường, tách hộ khẩu để tăng tiền đền bù mà chính quyền không thể ngăn cản được. Từ đó, tăng chi phí bồi thường, giải tỏa".
Giải pháp tránh "vòng luẩn quẩn" chi phí làm đường đô thị
Ông Phạm Sỹ Liêm cũng cho rằng các dự án hạ tầng của Hà Nội từ vành đai 1 đến vành đai 2, 2,5... đều phụ thuộc vào ngân sách, khi thiếu vốn thì dự án đình trệ và sự chậm trễ lại dẫn đến đội vốn lên nhiều lần. "Đây là một vòng luẩn quẩn", ông nói.
Theo ông Liêm, nguyên lý khi mở đường là thu hồi toàn bộ khu vực đô thị mà tuyến đường dự định đi qua với giá đất như nhau. Sau đó, thành phố tiến hành đấu giá đất để lấy tiền làm đường, doanh nghiệp sử dụng đất sẽ xây dựng chung cư để người dân tái định cư tại chỗ. Qua đó, tuyến đường không chỉ giải quyết vấn đề giao thông mà còn làm tăng giá trị đất đai trong cả khu vực.
"Đây là kinh nghiệm từ nhiều thành phố trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, ngành nào biết ngành đó, anh giao thông chỉ biết làm đường, không quan tâm phát triển giá trị đất đai", ông Liêm nói và nhận xét, với cách làm hiện nay, chỉ có những người ở mặt đường được hưởng lợi từ dự án hạ tầng, không bình đẳng với những người phải di dời, tái định cư đến nơi khác.
Ông Nguyễn Sỹ Bảo - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư công nghiệp dân dụng và công nghiệp Hà Nội, chia sẻ sự đồng tình với giải pháp ông Liêm đưa ra. Theo ông, nếu thu hồi được đất hai bên đường để xây dựng nhà chung cư thì sẽ hạn chế tình trạng nhà siêu mỏng, cả tuyến đường được chỉnh trang đồng bộ.
Tin liên quan
Theo VnExpress
Tin nên đọc
Hành lang pháp lý để GTVT đường thủy nội địa phát triển toàn diện
28/06/2017 - 07:52
Dù chưa đạt được những kỳ tích, song, GTVT ĐTNĐ đã khởi sắc toàn diện, góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH và Luật đã đi vào thực tiễn cuộc sống.
DIFF 2017 và những dấu ấn lễ hội tưng bừng
28/06/2017 - 07:50
Không chỉ có những màn trình diễn pháo hoa mãn nhãn, những tiết mục nghệ thuật hoành tráng trên sân khấu nổi Ngũ hành, suốt mùa DIFF 2017
TP.HCM sẽ xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7 - quận 2
28/06/2017 - 05:43
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ Kế hoạch-Đầu tư phối hợp Bộ GTVT, UBND TP.HCM tổ chức thẩm định dự án xây cầu Thủ Thiêm 4.
Nghi vấn mộ tập thể liệt sĩ trong sân bay Tân Sơn Nhất
28/06/2017 - 05:41
TP HCM đang lập kế hoạch khảo sát, tìm kiếm mộ tập thể của các liệt sĩ hy sinh năm 1968 trong sân bay Tân Sơn Nhất.
[Clip]: Đâm vào xe ben cùng chiều, nam thanh niên tử vong thương tâm
13/04/2021 - 07:02
Vì sao Hyundai Accent 2021 bán chạy ở thị trường Việt Nam?
12/04/2021 - 16:57
[Clip] Nghệ An: Xe máy đâm đuôi xe khách, một thanh niên tử vong
02/04/2021 - 13:58
Khởi động các bước chuẩn bị bàn giao Dự án Cát Linh- Hà Đông
31/03/2021 - 12:19
Cùng chuyên mục
2 xe Mercedes trùng biển số: Công an có được giữ cả 2 xe không?
03/03/2021 - 16:54
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng Luật sư Tinh thông Luật phân tích tính pháp lý trong vụ 2 xe Mercedes trùng biển số bị tạm giữ mới đây.
Phạt nghiêm ô tô dán quảng cáo 'kín mít' diễu phố Hà Nội
21/12/2020 - 14:12
Yêu cầu xử nghiêm việc dùng decal quảng cáo phủ kín gần như toàn bộ xe, uy hiếp ATGT, vi phạm Luật Giao thông đường bộ tại TP Hà Nội.
Đấu giá biển số xe sẽ được sở hữu suốt đời?
26/11/2020 - 08:16
Đấu giá biển số xe đang được Bộ Công an đề xuất thực thi nhận được sự quan tâm lớn của người dân và giới chuyên gia.
Lực lượng TTGT vẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
13/11/2020 - 10:15
Theo Tổng cục Đường bộ VN, tới đây lực lượng TTGT vẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ hạ tầng giao thông và đảm bảo trật tự.
Nhiệm vụ Thanh tra giao thông không chồng chéo với CSGT
13/11/2020 - 06:00
Hoạt động xử lý vi phạm của lực lượng Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông không chồng chéo vì chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành được luật định.
Kinh nghiệm các nước phạt vi phạm giao thông Việt Nam nên học hỏi
25/06/2020 - 06:17
Mỗi quốc gia có những phương pháp quản lý và xử phạt khác nhau nhưng đều chung một mục tiêu là nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân.
Không có chuyện phí đào tạo bằng lái xe lên tới 30 triệu đồng
27/02/2020 - 16:39
Nhiều người đang rất hoang mang và lo lắng trước thông tin mức phí đào tạo ở các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe tăng lên gấp 2-3 lần.
Vì sao corona bùng phát mạnh ở Nhật, Hàn và Iran?
24/02/2020 - 07:42
Nỗi hoang mang đang bao trùm nhiều nước giữa lúc Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo cơ hội ngăn chặn dịch lan rộng ra thế giới đang nhỏ dần.
TP.HCM cấm xe 5 tấn chạy vào giờ cao điểm: Lo rác dồn ứ
20/02/2020 - 04:43
Bãi rác, đơn vị vận chuyển rác ở TP đang 'đau đầu' điều chỉnh lại giờ giao nhận.
Vì sao buýt sông ì ạch?
10/02/2020 - 11:47
Thiếu đồng bộ dịch vụ đi kèm và giao thông đường bộ kết nối khiến giao thông vận tải đường thủy nội địa tại TP.HCM chưa phát triển xứng tầm.
Bình luận