Nhật Bản tiền mất tật mang với F-35?

Tác giả: Soha.vn

saosaosaosaosao
Sản phẩm 11/10/2017 04:43

Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản đã phát hiện lô chiến đấu cơ F-35 đầu tiên tồn tại lỗ hổng công nghệ tương đối lớn


 

photo-1-1507541874246

Các học viên phi công Nhật Bản đang chuyển loại tiêm kích F-35 ở Mỹ.

F-35 Nhật Bản không thể tác chiến

Trang mạng toutiao của Trung Quốc dẫn nguồn tin từ giới truyền thông Nhật Bản cho biết lô chiến đấu cơ F-35 đầu tiên của lực lượng phòng vệ trên không nước này cho đến nay không thể sử dụng pháo, cũng không thể phóng tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại, nên chỉ có thể coi là 1 chiếc "máy bay", mà không phải là 1 chiếc "chiến đấu cơ".

Xuất hiện trường hợp này đã khiến Nhật Bản khóc không ra nước mắt vì họ coi chiến đấu cơ F-35 là át chủ bài để đối kháng với tiêm kích tàng hình J-20 mà Trung Quốc vừa đưa vào biên chế gần đây.

Căn cứ vào giải thích mà phía Mỹ đưa ra, do nguyên nhân như thời gian, tiến độ, cho nên việc bàn giao lô F-35 đầu tiên cho lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản chưa cài đặt phần mềm phiên bản hoàn chỉnh, làm cho công năng của lô chiến đấu cơ này không thể phát huy đầy đủ, những công năng này sẽ được tiến hành bổ sung và nâng cấp sau.

F-35 được cho là chiến đấu cơ phức tạp nhất hiện nay, phần mềm của nó luôn tồn tại tương đối nhiều vấn đề, là một trong những trở ngại ảnh hưởng đến việc hình thành khả năng chiến đấu của F-35.

Từ cách nói của Mỹ cho thấy, F-35 của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trang bị dường như cài đặt phần mềm phiên bản cũ.

Căn cứ vào tài liệu liên quan phần mềm của chiến đấu cơ F-35 được chia làm 3 phiên bản, sớm nhất là phiên bản Block 1, nó chỉ có một số công năng đơn giản, dùng cho huấn luyện bay ban đầu, tiếp theo là Block 2, nó dùng cho khả năng tác chiến ban đầu, được tăng cường nhiều công năng và vũ khí, mở rộng phạm vi và giới hạn bay.

Từ thông tin F-35 của Nhật Bản có thể sử dụng tên lửa không đối dẫn đường radar AIM-120C cho thấy chúng được cài đặt phần mềm Block 2.

Phiên bản mới nhất là Block 3, nó có tất cả các tính năng của máy bay chiến đấu thực sự và toàn diện, có phạm vi và giới hạn bay hoàn chỉnh, không quân Mỹ lấy phần mềm này làm tiêu chuẩn phục vụ của F-35, còn F-35 của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản chỉ tích hợp phiên bản phần mềm cũ, cho nên khiến Nhật Bản không hài lòng.

Do công năng phần mềm máy bay chưa hoàn thiện, gây ra những ảnh hưởng rất bất lợi đối với việc hình thành khả năng tác chiến của F-35, trước đó F-35 của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản tiến hành huấn luyện thí điểm tại căn cứ của Mỹ.

Dự kiến công tác huấn luyện liên quan đến tháng 3/2018 sẽ kết thúc, nhưng do nhiều công năng và vũ khí không thể sử dụng, phạm vi và giới hạn bay cũng chưa hoàn chỉnh khiến phi công khó có thể nắm bắt đầy đủ tính năng của chiến đấu cơ.

Do Mỹ đã bày tỏ không thể bàn giao phần mềm phiên bản hoàn chỉnh trước thời điểm này, cho nên lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản chỉ có thể cho phép công tác huấn luyện theo "cách không đầy đủ", đối với việc huấn luyện và tác chiến sau này chắc chắn sẽ có một tác động rất bất lợi.

Ý kiến của bạn

Bình luận