Nhà khoa học nữ phát minh vật liệu làm áo chống đạn

Ứng dụng 09/03/2017 14:12

Sản phẩm sợi tổng hợp thường được gọi là Kevlar của bà Kwolek được coi là sản phẩm khoa học được xếp hàng đầu.

1631483
Bà Kwolek và chiếc áo chống đạn làm từ vật liệu Kevlar


Kwolek sinh ngày 31/7/1923, mất ngày18/6/2014 thọ 90 tuổi, là nhà hóa học người Mỹ gốc Ba Lan, bà đã phát minh ra loại sợi "poly-paraphenylene terephtalamide" thường gọi là Kevlar. Kwolek đã đoạt nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế cho công trình của bà trong ngành hóa học polymer.

Năm 1946, Stephanie Louise Kwolek lấy bằng Cử nhân Khoa học chuyên ngành hóa học của trường Margaret Morrison Carnegie. Cùng năm đó, Hale Charch, một người cố vấn của Công ty DuPong mời Kwolek về làm việc tại đây. Thực ra lúc đầu Kwolek dự định làm việc cho DuPont một thời gian ngắn, nhưng rồi tìm thấy công việc thú vị nên Kwolek quyết định ở lại chứ không theo đuổi sự nghiệp y tế mà trước đó Kwolek đã từng mơ ước.

Sau hơn 40 năm làm việc ở Du Pong, bà được biết đến với phát minh đầu tiên về sợi tổng hợp có sức bền vượt trội so với nhiều loại vật liệu khác. Tính đến tháng 2 năm 2015, bà là nhà khoa học nữ duy nhất của Du Pong đã nhận được vinh dự này. Kwolek còn giành được nhiều giải thưởng trong nghiên cứu về polymer.

Kể từ ngày phát minh đến nay, Kevlar-loại vật liệu cường độ cao này được sử dụng trong hơn 200 loại sản phẩm như vợt tennis, ván trượt tuyết, tàu thuyền, máy bay, dây thừng, dây cáp, áo khoác chống đạn và những bộ phận của xe bọc thép. Kevlar cũng được sử dụng để làm vỏ điện thoại di động. Đặc biệt, sợi Kevlar có độ bền gấp 5 lần thép nhưng cũng rất dẻo dai nên thường được sử dụng làm vật liệu chế tạo áo giáp chống đạn.

Ngày nay, áo chống đạn được chia thành 2 loại chính là những loại áo mềm làm bằng sợi tổng hợp và áo cứng có trang bị thêm những tấm ceramic hoặc kim loại. Thông thường thì cảnh sát, quân đội sử dụng những loại áo giáp mềm nhưng trong những tình huống có nguy cơ bị tấn công cao, họ lại sử dụng các loại áo giáp cứng. Áo khoác mềm cũng thường được mặc bởi lực lượng cảnh sát, nhân viên bảo vệ và vệ sĩ. Còn trong lúc làm nhiệm vụ khó khăn, những người lính chiến đấu, đơn vị cảnh sát chiến thuật, và các đội cứu hộ những người bị bắt làm con tin mặc áo cốt thép. Những người lính xử lý bom mặc áo giáp nặng, mũ bảo hiểm có kính che mặt.

Ngày nay các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển loại vật liệu mới chắc chắn hơn Kevlar. Chẳng hạn như vật liệu Vectran. Đó là loại vật liệu đã sẵn sàng thay thế Kevlar. Ngoài ra còn có những loại vật liệu nữa đang được nghiên cứu như sợi thép, ống carbon hay thậm chí những vật liệu tự nhiên như tơ nhện, lông gà cũng đang được nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất áo chống đạn nhẹ. Dù có vật liệu nào đi nữa thì chúng ta cũng không thể quên loại sợi Kevlar của bà Kwolek.

Ý kiến của bạn

Bình luận