Nhà đầu tư BOT phải đảm bảo chất lượng công trình mới được thu phí

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Ý kiến phản biện 06/08/2019 13:46

Công tác quản lý chất lượng bảo dưỡng thường xuyên là khâu quan trọng nhất trong hoạt động bảo trì để duy trì tình trạng tuyến đường được khai thác an toàn, thông suốt, hạn chế sự xuống cấp. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT đã rà soát các tuyến đường đầu tư xây dựng đợt đầu tiên để kịp thời yêu cầu nhà thầu sửa chữa các hư hỏng như: “Ổ gà”, sình lún, ngập đọng nước, cỏ cây mọc che khuất biển báo, cọc tiêu, cột kilomet, hạn chế tầm nhìn, sơn báo hiệu mờ... đảm bảo ATGT.

 

Bao Tri BOT2

Bảo trì công trình xây dựng phải tuân thủ đúng quy trình

Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ GTVT quy định trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, sửa chữa công trình đường bộ trong việc bảo trì đoạn đường vừa thi công, vừa khai thác sử dụng.

Trong suốt thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư, nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo trì công trình đường bộ vừa thi công vừa khai thác và thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông, trực đảm bảo giao thông theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm c Khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

Khi dự án xây dựng công trình đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện việc bảo trì công trình đường bộ cho đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ.

Khi bàn giao công trình đã hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu bảo trì công trình theo quy định tại Điều 11 Thông tư này; danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan cho cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ.

Trong thời gian bảo hành công trình, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị có trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan quản lý đường bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Thông tư này.

Chi phí bảo trì các dự án BOT phải minh bạch, chất lượng

Nhằm đảm bảo chất lượng bảo trì cầu đường tại các dự án BOT, Tổng cục ĐBVN đã ban hành văn bản yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng quy chế lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp, nhà thầu khác ở giai đoạn bảo trì bảo đảm cạnh tranh, công khai, minh bạch và hiệu quả.

Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư BOT tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát nâng cao chất lượng tuyến đường đã khai thác, sửa chữa kịp thời các hư hỏng phát sinh; đôn đốc các nhà đầu tư lập, duyệt kế hoạch bảo trì năm 2019 bằng nguồn vốn trong phương án tài chính hợp đồng; đã chỉ đạo các nhà đầu tư BOT thực hiện quản lý bảo trì, sửa chữa kịp thời các hư hỏng, tránh gây bức xúc trong dư luận và mất ATGT; tổ chức xác nhận các chi phí bảo trì làm cơ sở xác định thời gian thu phí còn lại; thỏa thuận bổ sung các hư hỏng phát sinh ngoài hợp đồng và các nhiệm vụ khác.

Một trong những vướng mắc mà nhiều dự án BOT gặp phải là việc hoàn vốn dự án được xác định theo lưu lượng thực tế, khi lưu lượng xe tăng đồng nghĩa với thời gian thu phí hoàn vốn giảm nhưng sẽ làm chất lượng công trình nhanh xuống cấp, dẫn đến chi phí bảo trì dự án tăng. Vì vậy, khi xem xét thời gian tính sửa chữa định kỳ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xem xét việc này và ghi nhận chi phí quản lý bảo trì của nhà đầu tư theo thực tế thực hiện. Đồng thời, cần bổ sung kinh phí quản lý và bảo trì thường xuyên trong thời gian sửa chữa định kỳ

Ý kiến của bạn

Bình luận