Người Đức đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lịch sử của châu Âu

Tác giả: vnreview

saosaosaosaosao
Chính trị 25/09/2017 06:05

Kết quả của nó sẽ quyết định Mỹ có đồng minh như thế nào tại châu Âu trong các vấn đề quốc tế.

 

angelamerkelquatz_okcl

Thủ tướng Đức Angela Merkel - Ảnh: Quatz

Ngày Chủ Nhật, cử tri Đức đổ xô đến các điểm bỏ phiếu để lựa chọn ra nhà lãnh đạo tương lai cho đất nước. 

Cuộc bầu cử này sẽ quyết định liệu bà Angela Merkel có tiếp tục làm Thủ tướng Đức đến nhiệm kỳ thứ tư, đảng của bà liệu có tiếp tục chiếm đa số trong Quốc hội hay sẽ có thêm đảng khác tăng cường sự hiện diện và cạnh tranh với đảng của bà.

Theo các ước tính ban đầu trước thềm ngày bỏ phiếu hôm nay, Liên đảng bao gồm Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà Merkel và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) hiện đang nhận được sử ủng hộ của khoảng 36% cử tri Đức. Như vậy, tỷ lệ ủng hộ dành cho liên đảng cao hơn 14% so với Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của chính trị gia Martin Schulz.

Bốn đảng khác bao gồm Đảng FDP, Đảng Xanh, vả Đảng AfD cực hữu nhiều khả năng sẽ giành được chỗ trong Hạ viện Mỹ.

Chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này sẽ đánh dấu sự trở lại thành công của bà Angela Merkel sau khi tỷ lệ ủng hộ của bà Merkel sụt giảm nghiêm trọng do chính sách nhập cư của bà thời kỳ năm 2015 – 2016. Ở thời điểm đó, việc mở cửa nước Đức đã khiến cho 1,3 triệu người nhập cư tràn vào Đức.

Ở thời điểm đầu năm nay, tỷ lệ ủng hộ dành cho bà chỉ ngang bằng với ông Schulz, một gương mặt hoàn toàn mới trên chính trường Đức. Bà Merkel năm nay 63 tuổi, bà đã làm Thủ tướng Đức được 12 năm. 

Trong các chiến dịch vận động tranh cử, bà luôn cố gắng làm nổi bật hình ảnh lãnh đạo mang đến sự ổn định cho đất nước trong bối cảnh thế giới chìm trong khủng hoảng. 

“Dù nhiều người đều nói rằng cuộc bầu cử Đức thật nhàm chán, nhưng thực tế nó vô cùng quan trọng nếu nhìn từ góc độ địa chính trị. Dù ai chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống lần này cũng sẽ phải giải quyết nhiều hơn những vấn đề quốc tế. Kết quả của nó sẽ quyết định Mỹ có đồng minh như thế nào tại châu Âu trong vấn đề quốc tế kiểu như cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên”, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại tổ chức Carnegie Europe, ông Judy Dempsie, nhận xét.

Người Pháp cũng đặc biệt quan tâm đến cuộc bầu cử Đức, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hiện đang đề xuất các biện pháp để giúp Pháp hội nhập sâu hơn nữa vào khu vực đồng tiền chung châu Âu. Trong khối Eurozone, nước Đức với nền kinh tế có quy mô lớn nhất châu Âu đóng vai trò trụ cột chính.

Kết quả bỏ phiếu cuối cùng sẽ được công bố vào lúc 6h chiều theo giờ Berlin. Nếu liên đảng CDU, CSU và đảng FDP có thể giành được tổng tỷ lệ phiếu ủng hộ khoảng 48,5%, bà Merkel sẽ tiếp tục có thể duy trì liên minh mà bà đã dẫn đầu suốt từ năm 2009 đến năm 2013.

Cuộc bầu cử Đức năm 2017 diễn ra trong bối cảnh tâm lý chống nhập cư đang dâng cao tại châu Âu. 

Ý kiến của bạn

Bình luận