Người đàn ông độ máy bay Boeing thành du thuyền

Ứng dụng 06/08/2016 17:34

Năm 1969 một người dân địa phương tên là Kenneth London đã bỏ ra 62 đô la Mỹ để mua những tàn tích còn lại của chiếc Boeing 307 Stratoliner

muaduocchiecmaybayboeingvoigia62donguoidanongnayda
 

Năm 1969 một người dân địa phương tên là Kenneth London đã bỏ ra 62 đô la Mỹ để mua những tàn tích còn lại của chiếc Boeing 307 Stratoliner oanh liệt một thời nhằm phục vụ ý tưởng: biến đống sắt vụn ấy thành một chiếc du thuyền độc nhất vô nhị.

Nếu các bạn đã từng xem “The Aviator” do Leonardo DiCaprio thủ vai chính thì chắc chắn sẽ không xa lạ gì với cái tên Howard Hughes - một nhà tài phiệt, doanh nhân, nhà đầu tư, phi công, kỹ sư hàng không vũ trụ, nhà phát minh, nhà làm phim và nhà từ thiện người Mỹ. Trong suốt cuộc đời của mình, ông được biết đến như là một trong những cá nhân kinh doanh giàu có nhất trên thế giới. Và chiếc máy bay nhân vật chính của bài viết hôm nay đã từng là văn phòng biết bay của Howard Hughes với nội thất hoàn toàn do những bậc thầy của xu hướng tinh giản-hiện đại (streamline-modern) thiết kế, chế tạo và lắp đặt.

“Ngày xửa ngày xưa” có một dòng máy bay chở khách là Boeing 307 Stratoliner. Nó nổi tiếng vì là loại máy bay vận tải thương mại đầu tiên với cabin điều áp, nhờ đó mà nó có thể bay ở độ cao 6000 m - cao hơn nhiều so với những chiếc máy bay sử dụng không khí tự nhiên cùng thời. Kể từ chuyến bay đầu tiên ngày 31 tháng 12 năm 1938, Boeing 307 Stratoliner đã tận tụy và trung thành phục vụ cho ngành hàng không dân sự cho tới tận năm 1975.

Boeing 307 Stratoliner là máy dòng bay hiếm, trên thực tế đây là series thử nghiệm với số lượng chế tạo rất nhỏ - tổng cộng chỉ có 10 chiếc. Trong số 10 chiếc này thì chỉ sót lại duy nhất 1 đại diện ở Viện Smithsonian (tức Smithsonian Institution - một học viện nghiên cứu kiêm bảo tàng của chính phủ Mỹ). Điều thú vị là vào ngày 28 tháng 3 năm 2002, chính chiếc máy bay cuối cùng của dòng Stratoliner này khi đang thực hiện chuyến bay để đến với chỗ đỗ vĩnh hằng tại viện Smithsonian đã bị rơi xuống nước ở vịnh Elliott (Seattle). Chiếc máy bay hầu như không bị tổn hại gì và được trục vớt lên rồi đưa thẳng tới Smithsonian.

Nhưng chiếc Stratoliner hoành tráng nhất phải kể đến là máy bay cá nhân thuộc sở hữu Howard Hughes “vĩ đại và khủng khiếp”. Hughes đã chính là khách hàng đầu tiên đặt mua Stratoliner 307, và ông nhận được chiếc máy bay №1 còn trước cả khi nó bắt đầu đi vào phục vụ trong hàng không dân dụng năm 1939.

Bên trong máy bay đã được sửa sang để hợp với “gu” của Hughes: bổ sung các vật dụng trang trí độc đáo theo phong cách Art Deco, toàn bộ nội thất của Raymond Loewy - cha đẻ của thiết kế công nghiệp và những chi tiết nhỏ khác theo hướng tinh giản hiện đại (streamline-modern).

Hughes muốn lập kỷ lục bay vòng quanh thế giới trên chiếc Boeing 307 nhưng ý định này bị ngăn trở bởi Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Năm 1949, ông bán lại chiếc máy bay cho ông trùm dầu mỏ Glenn McCarthy, và rồi chiếc Stratoliner này gặp phải một tai nạn không lấy gì làm dễ chịu năm 1964.

Khi nó đang đỗ trên đường băng của sân bay Fort Lauderdale thì một cơn bão ập đến, chiếc máy bay bị gió bão bốc lên cao và quăng vào cây. Sau đó nó được kéo xuống rồi nằm trong nhà kho suốt 5 năm tiếp theo.

Năm 1969 một người dân địa phương tên là Kenneth London đã bỏ ra 62 đô la Mỹ để mua những tàn tích còn lại của chiếc Boeing 307 Stratoliner oanh liệt một thời nhằm phục vụ ý tưởng: biến đống sắt vụn ấy thành một chiếc du thuyền độc nhất vô nhị.

Ý kiến của bạn

Bình luận