Nghiên cứu những tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những sai sót trong việc đo bóc khối lượng công tác xây dựng

19/04/2018 10:17

Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn, bài báo trình bày những sai sót trong công tác đo bóc khối lượng xây dựng, phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai sót và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế những sai sót trên.

TS. PHẠM PHÚ CƯỜNG

KS. TRỊNH THỊ TRANG

Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại TP. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT: Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn, bài báo trình bày những sai sót trong công tác đo bóc khối lượng xây dựng, phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai sót và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế những sai sót trên.

TỪ KHÓA: Đo bóc khối lượng, công tác xây dựng, sai sót, giải pháp.

Abstract: Based on summing up practical experience, this paper presents the common errors of the quantity take-off in construction work, analyzing the main causes and proposing effective solutions to solve these problems.

KEYWORDS: Quantity take-off, construction work, error, solution.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chi phí đầu tư xây dựng công trình chỉ được hình thành và xác định cụ thể khi xuất hiện yếu tố khối lượng. Kiểm soát tính chính xác của yếu tố khối lượng là bước thiết yếu và là yêu cầu quan trọng trong xác định chi phí đầu tư nói riêng và hiệu quả của quá trình đầu tư xây dựng nói chung.

Hiện nay, trong công tác đo bóc khối lượng xây dựng công trình còn tồn tại nhiều sai sót. Nguyên nhân không chỉ xuất phát từ yếu tố chủ quan mà còn liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, điều này đã và đang gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý chi phí, làm giảm hiệu quả của quá trình đầu tư xây dựng. Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn và phân tích nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai sót, cần thiết phải đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng trên.

2. NỘI DUNG

2.1. Khái quát chung

Đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình là việc xác định khối lượng công tác xây dựng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công xây dựng, các chỉ dẫn có liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Yêu cầu khi tiến hành công tác đo bóc khối lượng, những nguyên tắc hàng đầu cần phải tuân thủ đó là tính đúng, tính đủ khối lượng công tác xây dựng, phù hợp với từng giai đoạn thiết kế, theo đúng chủng loại, quy cách, điều kiện kỹ thuật và biện pháp thi công; lựa chọn đơn vị đo phù hợp với đơn vị tính trong tập định mức, bộ đơn giá cũng như cần tận dụng số liệu đo bóc của các công tác trước để giảm nhẹ khối lượng tính toán.

Về phương pháp thực hiện, hiện nay để tiến hành công tác đo bóc khối lượng có thể sử dụng một trong các phương pháp đo bóc theo trình tự thi công; đo bóc theo thứ tự bản vẽ hoặc theo chủng loại công tác.

2.2. Những sai sót thường gặp trong công tác đo bóc khối lượng

Hiện nay trong công tác đo bóc khối lượng xây dựng còn gặp rất nhiều sai sót, những sai sót chủ yếu thường thuộc các trường hợp sau:

2.2.1. Mô tả, liệt kê thiếu đầu việc

Liệt kê thiếu đầu việc nghĩa là một số công tác xây lắp phải được tiến hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật và thực tế thi công nhưng người đo bóc đã bỏ sót không tính toán đến để đưa vào trong bảng đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình. Loại sai sót này thường xảy ra khi sử dụng phương pháp đo bóc theo thứ tự bản vẽ hoặc theo chủng loại khi phải lật đi lật lại nhiều bản vẽ để tìm các chi tiết, kết cấu có chung quy cách, chủng loại để tính khối lượng. Không những thế, người đo bóc khó để hình dung ra trình tự thi công, tất cả các công việc vẫn phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Do vậy, việc sai sót kể thiếu đầu việc là khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, thực tế hiện nay cho thấy, việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong thiết kế là rất phổ biến và giảm nhẹ khối lượng công việc cho con người đáng kể. Tuy nhiên, một bất cập là nếu không kiểm soát được các phần mềm một cách chặt chẽ thì việc sai sót xảy ra là không tránh khỏi. Đối với trường hợp sai sót này thường gặp trong trường hợp khi đo bóc khối lượng mặt đường, trong các phầm mềm hiện nay thường kèm theo tính năng xuất ra khối lượng tại mỗi trắc ngang chi tiết để sau đó người đo bóc dùng phương pháp trung bình mặt cắt dễ dàng xác định được khối lượng công tác. Tuy nhiên, đối với những công tác như tưới nhựa thấm bám (Prime coat), tưới nhựa dính bám (Tack coat) là những lớp mỏng không xuất ra khối lượng thì việc bỏ sót hai đầu công việc này là vô cùng phổ biến.

2.2.2. Tính thừa, thiếu khối lượng công tác

Đây là một trong những sai sót thường mắc phải nhất khi tiến hành đo bóc khối lượng mà nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ dẫn đến những sai sót nghiêm trọng trong quá trình đầu tư xây dựng. Tính thừa, thiếu khối lượng công tác nghĩa là người đo bóc khối lượng liệt kê ra được đầy đủ các công tác xây dựng cần phải tiến hành nhưng khối lượng của các công tác này bị tính ít hơn hoặc nhiều hơn so với thiết kế.

Thường liên quan đến loại sai sót này phải kể đến các công tác như công tác đất, công tác bê tông hay đối với trường hợp bản vẽ có tính đối xứng chỉ thể hiện một nửa kết cấu. Đối với công tác đất, sai sót thường gặp đó là khi tính toán thể tích đào, khối lượng bị tính thiếu chính là phần mở rộng ta-luy mái đào để tránh sụt lở đất trong trường hợp địa chất yếu hay phần mở rộng khối đào sang hai bên để đủ diện công tác phục vụ thi công. Bên cạnh đó, một sai lầm cũng rất hay gặp trong công tác này liên quan đến hệ số nở rời của đất. Xuất phát từ thực tế thi công nếu có thể tích là V0 (m3) đất nguyên thổ khi tiến hành đào lên thì sẽ thu được một khối lượng đất là V1=V0*K1 (K1 là hệ số chuyển từ đất tự nhiên sang đất tơi), vậy khi tính khối lượng đào thì tính là V0 hay V1. Ngược lại, khi tiến hành đắp đất, để có một thể tích đắp sau khi đầm nén đạt độ chặt yêu cầu k là V0 (m3) thì khối lượng đất cần thiết cho công tác này phải là V2=V0*K2 (K2 là hệ số chuyển từ đất đào sang đất đắp) nếu sử dụng đất đào từ nguyên thổ hoặc V2=V0*K1*K2 nếu sử dụng đất tơi để đắp. Vậy khối lượng cho công tác đắp đất là bao nhiêu? Xuất phát từ lý luận như vậy đã không ít trường hợp lựa chọn khối lượng đào là V1, khối lượng đắp là V2 và như vậy là không chính xác bởi vì mọi khối lượng đào, đắp đất đều phải tính theo thể tích đã đào đắp hoàn chỉnh, nghĩa là khối lượng đào đất sẽ tính theo thể tích đất nguyên thổ đo tại nơi đào, khối lượng đắp đất sẽ tính cho thể tích đắp đo tại nơi đắp và trong định mức hao phí đã có tính đến hệ số nở rời của đất, nếu tại khâu đo bóc khối lượng đã tính đến thì dẫn đến tính lặp phần khối lượng này hai lần.

Liên quan đến hệ số chuyển từ đất đào sang đất đắp, cần phải đề cập thêm rằng trong tập định mức theo Công văn 1776/BXD-VP quy định về hệ số chuyển từ đất đào sang đất đắp cao nhất là 1.16. Tuy nhiên hiện nay, khi tiến hành thí nghiệm thực tế thì hệ số này thường cao hơn rất nhiều so với hệ số quy định sẵn dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Đối với công tác bê tông, sai sót thừa, thiếu khối lượng xuất phát từ việc tính đến thể tích chiếm chỗ của thép trong bê tông, đặc biệt là những cấu kiện bê tông cốt thép được thiết kế chịu lực lớn, số lượng cốt thép được bố trí rất nhiều. Nếu thể tích này được trừ ra khỏi khối lượng bê tông khi tính toán sẽ dẫn đến thiếu một khối lượng đáng kể của công tác này. Một trường hợp sai sót tính thừa, thiếu khối lượng cũng rất phổ biến đó là đối với những kết cấu đối xứng, trong bản vẽ thể hiện một nửa và điều này dễ dàng làm cho người đo bóc chỉ tính toán khối lượng bằng một nửa so với yêu cầu.

2.2.3. Nhầm đơn vị đo, thứ nguyên

Nhầm đơn vị đo, thứ nguyên nghĩa là việc tính toán đo bóc khối lượng các công tác xây dựng đầy đủ, theo đúng nguyên tắc tính toán nhưng đơn vị đo kèm theo của công tác bị sai hoặc dẫn đến khối lượng công tác bị sai lệch so với thiết kế. Loại sai sót này thường xảy ra khi đo bóc khối lượng thép giai đoạn đưa từ bảng thống kê thép (theo từng đường kính thép, đơn vị kg) lên bảng tính toán, đo bóc khối lượng xây dựng (theo nhóm, đơn vị tấn) hoặc liên quan đến biện pháp thi công thủ công (md, m2, m3…) hoặc máy (100md, 100m2, 100m3…).

2.2.4. Phân tích công nghệ không phù hợp với thực tế

Loại sai sót liên quan đến phân tích công nghệ không phù hợp với thực tế đó là xác định các công tác cần thực hiện không đúng với thực tế thi công, đưa ra biện pháp thi công không phù hợp, không khả thi hoặc không đảm bảo tính hiệu quả kinh tế.

Khi đo bóc khối lượng, công tác thường gặp phải loại sai sót này là công tác ván khuôn khi thi công phần vát. Về nguyên tắc, khi tiến hành đổ bê tông, để tạo hình và chống đỡ kết cấu trong thời gian bê tông chưa ninh kết và chưa có khả năng chịu lực cần sử dụng ván khuôn. Do đó, thường công tác ván khuôn sẽ đi kèm với công tác bê tông. Cũng với logic như trên, khi đo bóc khối lượng của móng người đo bóc sẽ tính khối lượng ván khuôn cho cả ba phần: Phần đế móng, phần vát và phần cổ móng tương ứng với bê tông phần đế móng, phần vát và phần cổ móng. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì vai trò của ván khuôn là không cần thiết đối với phần vát. Thực tế khi thi công, phần vát không cần sử dụng ván khuôn để đổ bê tông mà sẽ được xử lý bằng thủ công, sau khi đổ bê tông xong sẽ dùng bay hoặc thước gạt để vuốt từ dưới chân lên tạo vát. Như vậy, việc tính toán khối lượng ván khuôn phần vát là không phù hợp với thực tế thi công.

Cũng liên quan đến việc phân tích công nghệ không phù hợp với thực tế, đối với công tác đất trong một số trường hợp khối lượng đào là khá lớn, tuy nhiên vẫn sử dụng biện pháp đào thủ công hoặc ngược lại đối với những vị trí diện công tác hạn chế, khối lượng đào là nhỏ nhưng vẫn sử dụng biện pháp đào bằng máy là hoàn toàn không phù hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

2.2.5. Nguyên nhân của những sai sót

Như đã đề cập, sai sót xảy ra trong quá trình đo bóc khối lượng không chỉ xuất phát từ yếu tố chủ quan thuộc về người thực hiện đo bóc mà còn xuất phát từ yếu tố khách quan thuộc về các giai đoạn trước liên quan hoặc cơ chế quản lý. Có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, do nước ta chưa có các quy định mang tính bắt buộc cho việc xác định khối lượng công tác xây lắp. Từ trước đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một quy định cụ thể mang tính bắt buộc áp dụng cho công tác này. Việc thực hiện đo bóc khối lượng chủ yếu theo cách tính toán số học đơn thuần và đếm số trực quan, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của người đo bóc. Một thực tế diễn ra là không thống nhất trong cách xác định khối lượng về đơn vị tính, cách phân chia kết cấu, hạng mục, phương pháp đo bóc… dẫn đến khó khăn trong công tác kiểm soát tính chính xác của khối lượng.

Hiện nay, văn bản mới nhất liên quan đến công tác đo bóc khối lượng là Quyết định 451/QĐ/BXD ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng công bố đang được sử dụng như là căn cứ chủ yếu để tiến hành công tác đo bóc khối lượng. Tuy nhiên, ngay tại Điều 1 của quyết định cũng nêu rõ: “Công bố hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình kèm theo quyết định này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc xác định khối lượng xây dựng của công trình và chi phí đầu tư xây dựng công trình”. Chính vì quyết định mang tính chất tham khảo nên các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này có quyền thực hiện theo các hướng dẫn của quyết định hoặc là không, dẫn đến tình trạng không có một chuẩn thống nhất, mỗi một cá nhân, tổ chức tư vấn lại có quan điểm, phương pháp riêng và cũng còn tùy thuộc vào từng dự án, từng chủ đầu tư và đương nhiên khi cần giải trình các vấn đề liên quan đến khối lượng thì đây không thể là căn cứ pháp lý mang tính thuyết phục để người thực hiện đưa ra. Bên cạnh đó, một số nội dung đưa ra trong quyết định chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng khi thực hiện phải căn cứ theo quan điểm chủ quan.

Thứ hai, do hồ sơ thiết kế chưa tốt, thiếu chi tiết, không khớp nhau, thống kê sai, không đầy đủ, thiếu rõ ràng. Khi tiến hành công tác đo bóc khối lượng thì đương nhiên tài liệu chủ yếu cần thiết của người đo bóc đó là hồ sơ thiết kế, do đó sai sót về khối lượng không thể không kể đến nguyên nhân sai sót từ hồ sơ thiết kế. Đối với các công trình vừa và nhỏ, toàn bộ công trình có thể do một kỹ sư đảm nhiệm. Tuy nhiên, đối với công trình có quy mô lớn, công việc này được phân ra cho nhiều kỹ sư cùng đảm nhận. Các kỹ sư này tiến hành thiết kế một cách độc lập, các phần việc này chỉ được giáp nối khi các kỹ sư đã cơ bản hoàn thành xong phần việc của mình. Nếu sự phối hợp giữa các kỹ sư thiết kế không chặt chẽ, vai trò của chủ trì thiết kế chưa được nhấn mạnh, khâu kiểm bản vẽ ở các đơn vị thiết kế chưa kỹ sẽ gây nên nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra trong việc tính toán thiết kế kết cấu công trình. Cùng với sai sót đó là thiếu sự quan sát tổng thể của người chủ trì thiết kế trong việc kiểm soát chất lượng công trình đều làm giảm chất lượng của hồ sơ thiết kế.

Thứ ba, do trình độ của người làm công tác đo bóc khối lượng. Trình độ của người đo bóc khối lượng quyết định đến sự chính xác của khối lượng được đo bóc. Việc không nắm vững chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tế, không có trách nhiệm trong công việc cũng như thiếu cẩn thận đều là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai sót trong quá trình đo bóc khối lượng.

2.3. Giải pháp khắc phục những sai sót

Trên cơ sở phân tích những dạng sai sót thường gặp và nguyên nhân dẫn đến sai sót trong công tác đo bóc khối lượng xây dựng, các tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục, hạn chế sai sót như sau:

Một là, cần ban hành các văn bản pháp quy mang tính chất bắt buộc áp dụng về công tác đo bóc khối lượng xây dựng. Như đã phân tích ở trên, khối lượng xây dựng công trình là cơ sở quan trọng trong quá trình xác định chi phí đầu tư xây dựng. Các nhà tư vấn, nhà thầu, chủ đầu tư khi xác định chi phí theo thống kê đều dựa trên một cơ sở chung là khối lượng xây dựng công trình, tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy với cùng một hồ sơ thiết kế, các chủ thể khác nhau tiến hành đo bóc nhiều khi khối lượng tính toán có sự khác nhau. Điều này ngoài yếu tố chủ quan liên quan đến trình độ, năng lực, quan niệm của người thực hiện đo bóc thì còn có một yếu tố khách quan đó là chưa có trình tự, các nguyên tắc, các quy định cụ thể để việc đo bóc khối lượng được hiểu và quan niệm thống nhất về cách thực hiện, phương pháp đo đếm… Như vậy, nếu việc đo bóc khối lượng chỉ có tính chất hướng dẫn mang tính tham khảo thì những tồn tại trước đây khó có thể giải quyết. Việc quy định bắt buộc áp dụng sẽ giải quyết được vấn đề thống nhất trình tự, nguyên tắc, cách thức thực hiện khi đo bóc khối lượng. Mặt khác, những yếu tố quản lý như quy định trách nhiệm của người đo bóc, người kiểm tra, chủ đầu tư đối với vấn đề khối lượng là công cụ cần thiết cho việc xử lý khối lượng đo bóc thừa thiếu cũng như cho công tác kiểm tra, kiểm soát khối lượng.

Hai là, chú trọng sử dụng phương pháp đo bóc theo trình tự thi công để thực hiện công tác đo bóc khối lượng. Trong ba phương pháp sử dụng trong công tác đo bóc khối lượng hiện nay thì phương pháp đo bóc theo trình tự thi công sẽ giúp người đo bóc hình dung ra được quá trình thi công một cách tổng thể, mối liên hệ logic giữa các công tác xây dựng, bên cạnh đó giảm được số lần lật đi lật lại các bản vẽ để hạn chế tối thiểu những sai sót xảy ra.

Ba là, nâng cao chất lượng của hồ sơ thiết kế. Như đã phân tích trên, quá trình đo bóc khối lượng được thực hiện căn cứ vào hồ sơ thiết kế, do đó yêu cầu chất lượng hồ sơ thiết kế phải được đảm bảo. Muốn vậy, công tác thiết kế phải được tiến hành trên cơ sở lựa chọn những người có chuyên môn giỏi, có khả năng phối hợp với nhau để cùng thống nhất phương án, phát huy vai trò của người chủ trì thiết kế, đồng thời tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng hồ sơ bản vẽ trước khi phê duyệt và đưa vào sử dụng.

Bốn là, nâng cao năng lực, trình độ của người tham gia công tác đo bóc khối lượng; yêu cầu người đo bóc khối lượng phải luôn trau dồi chuyên môn, thường xuyên quan sát, nắm bắt quá trình thi công thực tế tại hiện trường, tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện về chuyên đề đo bóc khối lượng cũng như rèn luyện khả năng tính toán, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Bên cạnh đó, các tổ chức, cơ quan cần đánh giá, lựa chọn cán bộ đủ trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để tham gia công tác đo bóc.

Cuối cùng là tăng cường kiểm tra chéo. Để giảm thiểu các sai sót xảy ra trong quá trình đo bóc, việc tiến hành kiểm tra chéo một cách khách quan sẽ giúp phát hiện các sai sót, các lỗi chủ quan, thông qua đó các bên tham gia có thể bàn bạc, thảo luận và đưa ra được kết quả chính xác.

3. KẾT LUẬN

Hiện nay, tình trạng sai sót trong quá trình đo bóc khối lượng còn khá phổ biến, việc tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục những sai sót này là hết sức cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc xác định đúng đắn các loại giá và chi phí xây dựng, nâng cao hiệu quả của quá trình đầu tư xây dựng nói riêng và hoạt động đầu tư nói chung o

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Xây dựng, Quyết định 451/QĐ-BXD ngày 23/5/2016 công bố Hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình.

[2]. Bộ Xây dựng (2008), Giáo trình dự toán xây dựng cơ bản, NXB. Xây dựng, Hà Nội.

[3]. Bộ Xây dựng (2008), Giáo trình tiên lượng xây dựng, NXB. Xây dựng, Hà Nội.

[4]. TS. Bùi Mạnh Hùng (2010), Phương pháp đo bóc khối lượng và tính dự toán công trình xây dựng, NXB. Xây dựng.

[5]. Davis Landon Seah, Tài liệu đào tạo chuyên đề đo bóc khối lượng, Viện Kinh tế xây dựng.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chi phí đầu tư xây dựng công trình chỉ được hình thành và xác định cụ thể khi xuất hiện yếu tố khối lượng. Kiểm soát tính chính xác của yếu tố khối lượng là bước thiết yếu và là yêu cầu quan trọng trong xác định chi phí đầu tư nói riêng và hiệu quả của quá trình đầu tư xây dựng nói chung.Hiện nay, trong công tác đo bóc khối lượng xây dựng công trình còn tồn tại nhiều sai sót. Nguyên nhân không chỉ xuất phát từ yếu tố chủ quan mà còn liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, điều này đã và đang gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý chi phí, làm giảm hiệu quả của quá trình đầu tư xây dựng. Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn và phân tích nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai sót, cần thiết phải đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng trên.
2. NỘI DUNG2.1. Khái quát chungĐo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình là việc xác định khối lượng công tác xây dựng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công xây dựng, các chỉ dẫn có liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.Yêu cầu khi tiến hành công tác đo bóc khối lượng, những nguyên tắc hàng đầu cần phải tuân thủ đó là tính đúng, tính đủ khối lượng công tác xây dựng, phù hợp với từng giai đoạn thiết kế, theo đúng chủng loại, quy cách, điều kiện kỹ thuật và biện pháp thi công; lựa chọn đơn vị đo phù hợp với đơn vị tính trong tập định mức, bộ đơn giá cũng như cần tận dụng số liệu đo bóc của các công tác trước để giảm nhẹ khối lượng tính toán.Về phương pháp thực hiện, hiện nay để tiến hành công tác đo bóc khối lượng có thể sử dụng một trong các phương pháp đo bóc theo trình tự thi công; đo bóc theo thứ tự bản vẽ hoặc theo chủng loại công tác.2.2. Những sai sót thường gặp trong công tác đo bóc khối lượngHiện nay trong công tác đo bóc khối lượng xây dựng còn gặp rất nhiều sai sót, những sai sót chủ yếu thường thuộc các trường hợp sau:2.2.1. Mô tả, liệt kê thiếu đầu việcLiệt kê thiếu đầu việc nghĩa là một số công tác xây lắp phải được tiến hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật và thực tế thi công nhưng người đo bóc đã bỏ sót không tính toán đến để đưa vào trong bảng đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình. Loại sai sót này thường xảy ra khi sử dụng phương pháp đo bóc theo thứ tự bản vẽ hoặc theo chủng loại khi phải lật đi lật lại nhiều bản vẽ để tìm các chi tiết, kết cấu có chung quy cách, chủng loại để tính khối lượng. Không những thế, người đo bóc khó để hình dung ra trình tự thi công, tất cả các công việc vẫn phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Do vậy, việc sai sót kể thiếu đầu việc là khó tránh khỏi.Bên cạnh đó, thực tế hiện nay cho thấy, việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong thiết kế là rất phổ biến và giảm nhẹ khối lượng công việc cho con người đáng kể. Tuy nhiên, một bất cập là nếu không kiểm soát được các phần mềm một cách chặt chẽ thì việc sai sót xảy ra là không tránh khỏi. Đối với trường hợp sai sót này thường gặp trong trường hợp khi đo bóc khối lượng mặt đường, trong các phầm mềm hiện nay thường kèm theo tính năng xuất ra khối lượng tại mỗi trắc ngang chi tiết để sau đó người đo bóc dùng phương pháp trung bình mặt cắt dễ dàng xác định được khối lượng công tác. Tuy nhiên, đối với những công tác như tưới nhựa thấm bám (Prime coat), tưới nhựa dính bám (Tack coat) là những lớp mỏng không xuất ra khối lượng thì việc bỏ sót hai đầu công việc này là vô cùng phổ biến.2.2.2. Tính thừa, thiếu khối lượng công tácĐây là một trong những sai sót thường mắc phải nhất khi tiến hành đo bóc khối lượng mà nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ dẫn đến những sai sót nghiêm trọng trong quá trình đầu tư xây dựng. Tính thừa, thiếu khối lượng công tác nghĩa là người đo bóc khối lượng liệt kê ra được đầy đủ các công tác xây dựng cần phải tiến hành nhưng khối lượng của các công tác này bị tính ít hơn hoặc nhiều hơn so với thiết kế. Thường liên quan đến loại sai sót này phải kể đến các công tác như công tác đất, công tác bê tông hay đối với trường hợp bản vẽ có tính đối xứng chỉ thể hiện một nửa kết cấu. Đối với công tác đất, sai sót thường gặp đó là khi tính toán thể tích đào, khối lượng bị tính thiếu chính là phần mở rộng ta-luy mái đào để tránh sụt lở đất trong trường hợp địa chất yếu hay phần mở rộng khối đào sang hai bên để đủ diện công tác phục vụ thi công. Bên cạnh đó, một sai lầm cũng rất hay gặp trong công tác này liên quan đến hệ số nở rời của đất. Xuất phát từ thực tế thi công nếu có thể tích là V0 (m3) đất nguyên thổ khi tiến hành đào lên thì sẽ thu được một khối lượng đất là V1=V0*K1 (K1 là hệ số chuyển từ đất tự nhiên sang đất tơi), vậy khi tính khối lượng đào thì tính là V0 hay V1. Ngược lại, khi tiến hành đắp đất, để có một thể tích đắp sau khi đầm nén đạt độ chặt yêu cầu k là V0 (m3) thì khối lượng đất cần thiết cho công tác này phải là V2=V0*K2 (K2 là hệ số chuyển từ đất đào sang đất đắp) nếu sử dụng đất đào từ nguyên thổ hoặc V2=V0*K1*K2 nếu sử dụng đất tơi để đắp. Vậy khối lượng cho công tác đắp đất là bao nhiêu? Xuất phát từ lý luận như vậy đã không ít trường hợp lựa chọn khối lượng đào là V1, khối lượng đắp là V2 và như vậy là không chính xác bởi vì mọi khối lượng đào, đắp đất đều phải tính theo thể tích đã đào đắp hoàn chỉnh, nghĩa là khối lượng đào đất sẽ tính theo thể tích đất nguyên thổ đo tại nơi đào, khối lượng đắp đất sẽ tính cho thể tích đắp đo tại nơi đắp và trong định mức hao phí đã có tính đến hệ số nở rời của đất, nếu tại khâu đo bóc khối lượng đã tính đến thì dẫn đến tính lặp phần khối lượng này hai lần.Liên quan đến hệ số chuyển từ đất đào sang đất đắp, cần phải đề cập thêm rằng trong tập định mức theo Công văn 1776/BXD-VP quy định về hệ số chuyển từ đất đào sang đất đắp cao nhất là 1.16. Tuy nhiên hiện nay, khi tiến hành thí nghiệm thực tế thì hệ số này thường cao hơn rất nhiều so với hệ số quy định sẵn dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.Đối với công tác bê tông, sai sót thừa, thiếu khối lượng xuất phát từ việc tính đến thể tích chiếm chỗ của thép trong bê tông, đặc biệt là những cấu kiện bê tông cốt thép được thiết kế chịu lực lớn, số lượng cốt thép được bố trí rất nhiều. Nếu thể tích này được trừ ra khỏi khối lượng bê tông khi tính toán sẽ dẫn đến thiếu một khối lượng đáng kể của công tác này. Một trường hợp sai sót tính thừa, thiếu khối lượng cũng rất phổ biến đó là đối với những kết cấu đối xứng, trong bản vẽ thể hiện một nửa và điều này dễ dàng làm cho người đo bóc chỉ tính toán khối lượng bằng một nửa so với yêu cầu.2.2.3. Nhầm đơn vị đo, thứ nguyênNhầm đơn vị đo, thứ nguyên nghĩa là việc tính toán đo bóc khối lượng các công tác xây dựng đầy đủ, theo đúng nguyên tắc tính toán nhưng đơn vị đo kèm theo của công tác bị sai hoặc dẫn đến khối lượng công tác bị sai lệch so với thiết kế. Loại sai sót này thường xảy ra khi đo bóc khối lượng thép giai đoạn đưa từ bảng thống kê thép (theo từng đường kính thép, đơn vị kg) lên bảng tính toán, đo bóc khối lượng xây dựng (theo nhóm, đơn vị tấn) hoặc liên quan đến biện pháp thi công thủ công (md, m2, m3…) hoặc máy (100md, 100m2, 100m3…).2.2.4. Phân tích công nghệ không phù hợp với thực tếLoại sai sót liên quan đến phân tích công nghệ không phù hợp với thực tế đó là xác định các công tác cần thực hiện không đúng với thực tế thi công, đưa ra biện pháp thi công không phù hợp, không khả thi hoặc không đảm bảo tính hiệu quả kinh tế.Khi đo bóc khối lượng, công tác thường gặp phải loại sai sót này là công tác ván khuôn khi thi công phần vát. Về nguyên tắc, khi tiến hành đổ bê tông, để tạo hình và chống đỡ kết cấu trong thời gian bê tông chưa ninh kết và chưa có khả năng chịu lực cần sử dụng ván khuôn. Do đó, thường công tác ván khuôn sẽ đi kèm với công tác bê tông. Cũng với logic như trên, khi đo bóc khối lượng của móng người đo bóc sẽ tính khối lượng ván khuôn cho cả ba phần: Phần đế móng, phần vát và phần cổ móng tương ứng với bê tông phần đế móng, phần vát và phần cổ móng. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì vai trò của ván khuôn là không cần thiết đối với phần vát. Thực tế khi thi công, phần vát không cần sử dụng ván khuôn để đổ bê tông mà sẽ được xử lý bằng thủ công, sau khi đổ bê tông xong sẽ dùng bay hoặc thước gạt để vuốt từ dưới chân lên tạo vát. Như vậy, việc tính toán khối lượng ván khuôn phần vát là không phù hợp với thực tế thi công.Cũng liên quan đến việc phân tích công nghệ không phù hợp với thực tế, đối với công tác đất trong một số trường hợp khối lượng đào là khá lớn, tuy nhiên vẫn sử dụng biện pháp đào thủ công hoặc ngược lại đối với những vị trí diện công tác hạn chế, khối lượng đào là nhỏ nhưng vẫn sử dụng biện pháp đào bằng máy là hoàn toàn không phù hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.2.2.5. Nguyên nhân của những sai sótNhư đã đề cập, sai sót xảy ra trong quá trình đo bóc khối lượng không chỉ xuất phát từ yếu tố chủ quan thuộc về người thực hiện đo bóc mà còn xuất phát từ yếu tố khách quan thuộc về các giai đoạn trước liên quan hoặc cơ chế quản lý. Có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau:Thứ nhất, do nước ta chưa có các quy định mang tính bắt buộc cho việc xác định khối lượng công tác xây lắp. Từ trước đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một quy định cụ thể mang tính bắt buộc áp dụng cho công tác này. Việc thực hiện đo bóc khối lượng chủ yếu theo cách tính toán số học đơn thuần và đếm số trực quan, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của người đo bóc. Một thực tế diễn ra là không thống nhất trong cách xác định khối lượng về đơn vị tính, cách phân chia kết cấu, hạng mục, phương pháp đo bóc… dẫn đến khó khăn trong công tác kiểm soát tính chính xác của khối lượng.Hiện nay, văn bản mới nhất liên quan đến công tác đo bóc khối lượng là Quyết định 451/QĐ/BXD ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng công bố đang được sử dụng như là căn cứ chủ yếu để tiến hành công tác đo bóc khối lượng. Tuy nhiên, ngay tại Điều 1 của quyết định cũng nêu rõ: “Công bố hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình kèm theo quyết định này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc xác định khối lượng xây dựng của công trình và chi phí đầu tư xây dựng công trình”. Chính vì quyết định mang tính chất tham khảo nên các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này có quyền thực hiện theo các hướng dẫn của quyết định hoặc là không, dẫn đến tình trạng không có một chuẩn thống nhất, mỗi một cá nhân, tổ chức tư vấn lại có quan điểm, phương pháp riêng và cũng còn tùy thuộc vào từng dự án, từng chủ đầu tư và đương nhiên khi cần giải trình các vấn đề liên quan đến khối lượng thì đây không thể là căn cứ pháp lý mang tính thuyết phục để người thực hiện đưa ra. Bên cạnh đó, một số nội dung đưa ra trong quyết định chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng khi thực hiện phải căn cứ theo quan điểm chủ quan.Thứ hai, do hồ sơ thiết kế chưa tốt, thiếu chi tiết, không khớp nhau, thống kê sai, không đầy đủ, thiếu rõ ràng. Khi tiến hành công tác đo bóc khối lượng thì đương nhiên tài liệu chủ yếu cần thiết của người đo bóc đó là hồ sơ thiết kế, do đó sai sót về khối lượng không thể không kể đến nguyên nhân sai sót từ hồ sơ thiết kế. Đối với các công trình vừa và nhỏ, toàn bộ công trình có thể do một kỹ sư đảm nhiệm. Tuy nhiên, đối với công trình có quy mô lớn, công việc này được phân ra cho nhiều kỹ sư cùng đảm nhận. Các kỹ sư này tiến hành thiết kế một cách độc lập, các phần việc này chỉ được giáp nối khi các kỹ sư đã cơ bản hoàn thành xong phần việc của mình. Nếu sự phối hợp giữa các kỹ sư thiết kế không chặt chẽ, vai trò của chủ trì thiết kế chưa được nhấn mạnh, khâu kiểm bản vẽ ở các đơn vị thiết kế chưa kỹ sẽ gây nên nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra trong việc tính toán thiết kế kết cấu công trình. Cùng với sai sót đó là thiếu sự quan sát tổng thể của người chủ trì thiết kế trong việc kiểm soát chất lượng công trình đều làm giảm chất lượng của hồ sơ thiết kế.Thứ ba, do trình độ của người làm công tác đo bóc khối lượng. Trình độ của người đo bóc khối lượng quyết định đến sự chính xác của khối lượng được đo bóc. Việc không nắm vững chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tế, không có trách nhiệm trong công việc cũng như thiếu cẩn thận đều là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai sót trong quá trình đo bóc khối lượng.2.3. Giải pháp khắc phục những sai sótTrên cơ sở phân tích những dạng sai sót thường gặp và nguyên nhân dẫn đến sai sót trong công tác đo bóc khối lượng xây dựng, các tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục, hạn chế sai sót như sau:Một là, cần ban hành các văn bản pháp quy mang tính chất bắt buộc áp dụng về công tác đo bóc khối lượng xây dựng. Như đã phân tích ở trên, khối lượng xây dựng công trình là cơ sở quan trọng trong quá trình xác định chi phí đầu tư xây dựng. Các nhà tư vấn, nhà thầu, chủ đầu tư khi xác định chi phí theo thống kê đều dựa trên một cơ sở chung là khối lượng xây dựng công trình, tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy với cùng một hồ sơ thiết kế, các chủ thể khác nhau tiến hành đo bóc nhiều khi khối lượng tính toán có sự khác nhau. Điều này ngoài yếu tố chủ quan liên quan đến trình độ, năng lực, quan niệm của người thực hiện đo bóc thì còn có một yếu tố khách quan đó là chưa có trình tự, các nguyên tắc, các quy định cụ thể để việc đo bóc khối lượng được hiểu và quan niệm thống nhất về cách thực hiện, phương pháp đo đếm… Như vậy, nếu việc đo bóc khối lượng chỉ có tính chất hướng dẫn mang tính tham khảo thì những tồn tại trước đây khó có thể giải quyết. Việc quy định bắt buộc áp dụng sẽ giải quyết được vấn đề thống nhất trình tự, nguyên tắc, cách thức thực hiện khi đo bóc khối lượng. Mặt khác, những yếu tố quản lý như quy định trách nhiệm của người đo bóc, người kiểm tra, chủ đầu tư đối với vấn đề khối lượng là công cụ cần thiết cho việc xử lý khối lượng đo bóc thừa thiếu cũng như cho công tác kiểm tra, kiểm soát khối lượng. Hai là, chú trọng sử dụng phương pháp đo bóc theo trình tự thi công để thực hiện công tác đo bóc khối lượng. Trong ba phương pháp sử dụng trong công tác đo bóc khối lượng hiện nay thì phương pháp đo bóc theo trình tự thi công sẽ giúp người đo bóc hình dung ra được quá trình thi công một cách tổng thể, mối liên hệ logic giữa các công tác xây dựng, bên cạnh đó giảm được số lần lật đi lật lại các bản vẽ để hạn chế tối thiểu những sai sót xảy ra.Ba là, nâng cao chất lượng của hồ sơ thiết kế. Như đã phân tích trên, quá trình đo bóc khối lượng được thực hiện căn cứ vào hồ sơ thiết kế, do đó yêu cầu chất lượng hồ sơ thiết kế phải được đảm bảo. Muốn vậy, công tác thiết kế phải được tiến hành trên cơ sở lựa chọn những người có chuyên môn giỏi, có khả năng phối hợp với nhau để cùng thống nhất phương án, phát huy vai trò của người chủ trì thiết kế, đồng thời tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng hồ sơ bản vẽ trước khi phê duyệt và đưa vào sử dụng.Bốn là, nâng cao năng lực, trình độ của người tham gia công tác đo bóc khối lượng; yêu cầu người đo bóc khối lượng phải luôn trau dồi chuyên môn, thường xuyên quan sát, nắm bắt quá trình thi công thực tế tại hiện trường, tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện về chuyên đề đo bóc khối lượng cũng như rèn luyện khả năng tính toán, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Bên cạnh đó, các tổ chức, cơ quan cần đánh giá, lựa chọn cán bộ đủ trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để tham gia công tác đo bóc.Cuối cùng là tăng cường kiểm tra chéo. Để giảm thiểu các sai sót xảy ra trong quá trình đo bóc, việc tiến hành kiểm tra chéo một cách khách quan sẽ giúp phát hiện các sai sót, các lỗi chủ quan, thông qua đó các bên tham gia có thể bàn bạc, thảo luận và đưa ra được kết quả chính xác.
3. KẾT LUẬNHiện nay, tình trạng sai sót trong quá trình đo bóc khối lượng còn khá phổ biến, việc tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục những sai sót này là hết sức cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc xác định đúng đắn các loại giá và chi phí xây dựng, nâng cao hiệu quả của quá trình đầu tư xây dựng nói riêng và hoạt động đầu tư nói chung o
Tài liệu tham khảo[1]. Bộ Xây dựng, Quyết định 451/QĐ-BXD ngày 23/5/2016 công bố Hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình.[2]. Bộ Xây dựng (2008), Giáo trình dự toán xây dựng cơ bản, NXB. Xây dựng, Hà Nội.[3]. Bộ Xây dựng (2008), Giáo trình tiên lượng xây dựng, NXB. Xây dựng, Hà Nội. [4]. TS. Bùi Mạnh Hùng (2010), Phương pháp đo bóc khối lượng và tính dự toán công trình xây dựng, NXB. Xây dựng.[5]. Davis Landon Seah, Tài liệu đào tạo chuyên đề đo bóc khối lượng, Viện Kinh tế xây dựng.

 

Ý kiến của bạn

Bình luận