Nghị trường Quốc hội thảo luận về đường sắt đô thị

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Sự kiện 04/11/2020 06:00

Ngày 3/11, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV tiếp tục phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Vấn đề phát triển đường sắt đô thi tiếp tục được các đại biểu tham góp ý kiến

lll

Đại biểu Nguyễn Phi Thường. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) cho rằng phát triển đường sắt đô thị là tất yếu, vấn đề bức bách đặt ra hiện nay. Bởi theo đại biểu: TP HCM và Hà Nội đang đô thị hóa mạnh mẽ, thành những siêu đô thị với 10 triệu dân có nhiều nét tương đồng. Tăng dân số cơ học mỗi năm tại 2 thành phố này khoảng 200.000 người, gây áp lực lớn đến hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hạ tầng giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân. Đây là điểm nghẽn phát triển bền vững của 2 thành phố. Trong bối cảnh này, đường sắt đô thị được xem là cứu cánh, cũng như vừa mang tính then chốt.

Tuy nhiên, theo đại biểu Thường việc việc triển khai các dự án đường sắt đô thị hiện nay còn tồn tại một số bất cập về quy hoạch cũng như về công nghệ quy chuẩn, vốn và tích hợp các tuyến. Chính vì vậy, đại biểu Hà Nội lưu ý  3 vấn đề: Một là, cần đánh giá rút kinh nghiệm các dự án ODA về đường sắt đô thị, thận trọng với các điều kiện trong Hiệp định vay ODA nhất là việc lựa chọn chỉ định tổng thầu. Hai là, việc đầu tư tuyến đường sắt đô thị chỉ hiệu quả cao khi đầu tư toàn tuyến chứ không chỉ đầu tư từng đoạn tuyến và tính kết nối liên thông là rất quan trọng. Ba là, khi ký hợp đồng với các nhà thầu cần chuẩn bị đủ các điều kiện, nhất là giải phóng mặt bằng, đặc biệt với hợp đồng ETC nếu chưa chốt được giá trị ngay từ đầu mà chỉ tạm tính thì sẽ rất rắc rối sau này.

Được chủ tọa yêu cầu giải trình rõ hơn liên quan các vấn đề phát triển đường sắt đô thị mà các đại biểu Quốc hội đặt ra, tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng khẳng định, đường sắt đô thị là loại hình giao thông hiện đại, giúp khắc phục hiệu quả ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn trên thế giới.

bt-the-1559705117768131635781-crop-155970512013419

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại phiên thảo luận kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa hội khóa XIV, ngày 3/11.

Cũng theo Bộ trưởng, trong thời gian vừa qua, Bộ GTVT, TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội đã làm chủ đầu tư nhiều dự án đường sắt đô thị, các dự án này chuẩn bị hoàn thành thành đưa vào khai thác. Tuy nhiên ở một số dự án có phát sinh vấn đề, đặc biệt là việc chậm tiến độ. Vấn đề này đã được Chính phủ chỉ đạo xử lý, các thành phố và Bộ GTVT cũng họp nhiều lần khắc phục.

 “Qua những dự án hiện nay thì chúng tôi cũng đã rút ra những bài học kinh nghiệm hết sức sâu sắc, liên quan: Một là vấn đề quy hoạch để làm sao đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hai là trong quá trình chuẩn bị đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn đối tác, tổ chức đấu thầu, chúng ta cần phải rút những bài học kinh nghiệm để chúng ta lựa chọn được những công nghệ, những nhà thầu tốt, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của những dự án A, B, C, những dự án mà chúng ta cần phải giải phóng mặt bằng sạch, cần phải có những giải pháp rõ ràng để từ đó chúng ta xác định giá trị và tránh tình trạng phải điều chỉnh giá”, Bộ trưởng nhấn mạnh, đồng thời bộ trưởng cũng khẳng định những ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng như dư luận xã hội, Bộ GTVT xin tiếp thu, sắp tới sẽ cùng với các thành phố lớn tham mưu Chính phủ tốt hơn để những dự án mà chúng ta khởi công mới sẽ tránh được bật cập như hiện nay.

Giải trình một số ý kiến đại biểu về lĩnh vực giao thông, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, xây dựng cơ bản trong năm 2020 đã đạt được kết quả tốt nhất trong 5 năm nhiệm kỳ . 

"Năm 2020, ngành GTVT được bố trí gần 40 nghìn tỷ vốn xây dựng cơ bản. Đến 30/10, Bộ đã giải ngân được hơn 29 nghìn tỷ (chiếm hơn 73% kế hoạch), cao hơn bình quân chung giải ngân của cả nước hơn 10%”, Bộ trưởng Thể nói.

Theo Bộ trưởng Thể, có được kết quả này là do Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, đặc biệt là các địa phương đã vào cuộc giúp Bộ GTVT trong công tác giải phóng mặt bằng. Kết quả đạt được trong năm 2020 là bài học quý để năm 2021 và nhiệm kỳ tiếp theo Bộ GTVT thực hiện tốt hơn.

Ý kiến của bạn

Bình luận