Một năm bứt phá của ngành GTVT

Tác giả: Nhóm phóng viên

saosaosaosaosao
06/02/2016 09:02

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và 4 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, bộ mặt giao thông của đất nước đã có những chuyển biến rất rõ nét.

1.

Những điểm sáng trong bức tranh GTVT năm 2015

Dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, toàn diện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ và sự quyết tâm, cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, ngành GTVT đã phát huy truyền thống 70 năm “Đi trước mở đường”, tiếp tục đổi mới, quyết liệt cải cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch năm 2015, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng của đất nước.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật tiếp tục được triển khai quyết liệt; chất lượng văn bản QPPL ban hành không ngừng được cải thiện. Dự án Bộ luật Hàng hải (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. Mức cải thiện điểm số của Bộ GTVT ở chỉ số hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật kinh doanh của các Bộ (MEI) 2014 so với MEI 2012 là 27,58%, dẫn đầu trong 14 Bộ. Đồng thời, Bộ GTVT cũng dẫn đầu 14 Bộ ở Chỉ số xếp hạng hiệu quả rà soát, kiểm tra, tổng kết thi hành pháp luật với 68,22 điểm.

Công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính được triển khai thực hiện hiệu quả. Kết quả triển khai cơ chế một cửa quốc gia của Bộ GTVT đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Ngày 4/9/2015, Bộ Nội vụ đã công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2014. Theo đó, Bộ GTVT lần thứ hai liên tiếp đứng đầu về chỉ số cải cách hành chính trong số 19 bộ, ngành Trung ương.

2.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị các đơn vị trong ngành GTVT tiếp tục phát huy truyền thống "Đi trước mở đường", hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Công tác đầu tư phát triển, quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) tiếp tục được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân và được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Đề án Xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT cho vùng dân tộc thiểu số đã được triển khai quyết liệt, 187 cầu hoàn thành trong giai đoạn 1 đã phát huy hiệu quả và giai đoạn 2 của Đề án tiếp tục được Bộ xúc tiến huy động các nguồn vốn để triển khai, được xã hội và người dân đồng thuận, tích cực tham gia. Việc huy động các nguồn lực, nhất là nguồn vốn ngoài NSNN để đầu tư phát triển KCHTGT tiếp tục được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả.

Nhiều dự án, công trình quan trọng đã hoàn thành đúng và vượt tiến độ, kịp thời đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu đi lại, đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân như: Đưa vào khai thác toàn tuyến đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên và tỉnh Bình Phước sớm hơn 1,5 năm so với kế hoạch; cơ bản hoàn thành nâng cấp, mở rộng QL1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch… Việc hoàn thành xuất sắc cụm 3 dự án quan trọng, tạo nên cửa ngõ quốc tế mới cho Hà Nội bao gồm Nhà ga Quốc tế T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân (cầu Hữu nghị Việt - Nhật) và đường nối giữa sân bay Nội Bài và cầu Nhật Tân đã được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) ghi nhận và trao tặng Bộ GTVT Giải thưởng Cống hiến. Công tác quản lý chất lượng luôn được chú trọng, kịp thời phát hiện, quyết liệt khắc phục, sửa chữa các khiếm khuyết công trình, nhất là hiện tượng hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa. Năng lực và chất lượng của hạ tầng giao thông Việt Nam năm 2015 đứng vị trí 67, tăng 9 bậc so với năm 2014 và tăng 36 bậc so với năm 2010, góp phần giúp chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam năm 2015 tăng 12 bậc so với năm 2014.

Công tác bảo đảm TTATGT, siết cht quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện được triển khai liên tục với nhiều giải pháp đồng bộ, tiếp tục phát huy hiệu quả, hạn chế được tình trạng xe quá tải, góp phần bảo vệ KCHTGT và giảm TNGT. TNGT tiếp tục được kiềm chế, giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Năm 2015 là năm thứ hai liên tiếp số người chết vì TNGT giảm xuống dưới 9.000 người.

Cổ phần hóa đã đem lại sức vóc mới, năng lực mới cho các doanh nghiệp ngành GTVT

 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 13 về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, ngành GTVT đã sử dụng có hiệu quả và thu hút mạnh các nguồn vốn phát triển hệ thống KCHT, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện thể chế chính sách về đầu tư kết cấu hạ tầng.

5 năm qua, ngành GTVT đã huy động được nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) nhiều nhất từ trước đến nay để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Đây chính là điểm nổi bật nhất của nhiệm kỳ 2011 - 2015. Nhờ đó, chúng ta đã có được nhiều công trình hạ tầng giao thông, trong đó có những công trình rất hiện đại. 5 năm qua, cả nước đã cổ phần hóa được 514 doanh nghiệp. Trong đó, riêng GTVT đã cổ phần hóa được 137 doanh nghiệp, tương đương gần 30%. Cổ phần hóa đã đem lại sức vóc mới, năng lực mới cho các doanh nghiệp ngành GTVT”.

Công tác tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiu quả hoạt động của doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp tiếp tục được triển khai quyết liệt, hiệu quả. Bộ GTVT là đơn vị dẫn đầu trong cả nước về công tác cổ phần hóa doanh nghiệp, là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm cổ phần hóa 12 đơn vị sự nghiệp công lập.

Công tác khoa học, công nghệ và môi trường được chú trọng, tăng cường và đạt được nhiều kết quả tích cực; góp phần nâng cao hiệu quả, năng suất lao động; nâng cao chất lượng, tuổi thọ các công trình; giảm thiểu ảnh hưởng của các hoạt động GTVT đến môi trường.

Hợp tác, hội nhập quốc tế được triển khai tích cực và hiệu quả. Nhiều điều ước quốc tế được ký kết, góp phần tăng cường kết nối GTVT với các nước trong khu vực và thế giới. Nhiều tổ chức tài chính thế giới, nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết cung cấp, góp vốn để đầu tư, phát triển KCHTGT của Việt Nam.

Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, triển khai kịp thời, đúng quy định, đúng trọng tâm, trọng điểm đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đặc biệt trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đã phát huy trách nhiệm của toàn hệ thống thanh tra ngành GTVT. Việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng của Bộ đã được triển khai quyết liệt, hiệu quả và được Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng đánh giá cao.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ GTVT lần thứ XVIII. Công tác chăm lo đời sống cán bộ, CNVCLĐ, công tác xã hội - từ thiện, “Đền ơn - đáp nghĩa” được chính quyền, công đoàn các cấp quan tâm, thực hiện tốt. Các phong trào thi đua, các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Truyền thống và Đại hội Thi đua yêu nước ngành GTVT đã được triển khai đúng kế hoạch, hoàn thành được các mục tiêu, mục đích đề ra.

Công tác truyền thông tiếp tục được chú trọng và triển khai hiệu quả; đã hoàn thành sắp xếp các cơ quan báo chí thuộc Bộ. Bộ GTVT là Bộ đầu tiên thực hiện thành công việc quy hoạch, sắp xếp lại các cơ quan báo chí.

Vượt qua rào cản

Giá trị cốt lõi là tạo thuận lợi và hài lòng hơn cho người dân và doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, Bộ GTVT nói riêng, việc quan trọng nhất là tạo ra các cơ chế chính sách phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển của cơ chế thị trường mới có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế, thể chế đó phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề cốt lõi, nhất là tạo thuận lợi và làm hài lòng hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Năm 2015, chúng ta được đánh giá là “ngôi sao cải cách”, chỉ số MEI đứng đầu nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận, với mức độ như hiện nay thì chúng ta chỉ hơn các bộ, ngành khác rất ít, do đó từ lãnh đạo đến nhân viên, công nhân ngành GTVT cần chủ động, sáng tạo, quyết liệt đổi mới hơn nữa trong thực thi nhiệm vụ, góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, xây dựng ngành GTVT phát triển bền vững.

Song song với các thành tựu đã đạt được, ngành GTVT năm 2015 vẫn còn tồn tại những hạn chế: Công tác xây dựng văn bản QPPL, đề án đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, một số văn bản chuyên ngành GTVT chưa có sức sống lâu dài ngoài thực tế cuộc sống, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung; một số đề án được phê duyệt chưa phát huy được hiệu quả khi triển khai trên thực tế.

Công tác xã hội hóa đầu tư phát triển KCHTGT trong những năm vừa qua đã thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực đường sắt còn gặp những khó khăn nhất định, chủ yếu là trong việc xác định nguồn thu, hoàn vốn cho nhà đầu tư và tổng mức đầu tư dự án lớn nhưng khả năng hoàn vốn thấp.

Bên cạnh đa số công trình của ngành GTVT có chất lượng tốt, cục bộ ở một số dự án sau một thời gian đưa công trình vào khai thác sử dụng đã xuất hiện hiện tượng hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa như một số dự án mở rộng QL1, cao tốc Nội Bài - Lào Cai… Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan liên quan có giải pháp kịp thời khắc phục, xử lý.

Công tác triển khai thực hiện tái cơ cấu vận tải trong toàn Ngành còn đang ở giai đoạn đầu (giai đoạn khởi động), đồng thời, đây cũng là chương trình hành động mới, do vậy kết quả đạt được còn ở mức khiêm tốn, chưa đáp ứng mục tiêu đề ra.

TNGT giảm trên cả 3 tiêu chí, tuy nhiên, TNGT đường sắt, đường thủy nội địa tăng so với cùng kỳ năm 2014. Hiện tượng UTGT tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng trở lại.

Hoàn thiện “bức tranh GTVT” trong năm 2016

Năm 2016 là năm có ý nghĩa rất quan trọng. Toàn ngành GTVT tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, thực hiện nghiêm các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ để kiện toàn bức tranh GTVT. Cụ thể:

Về công tác quản lý vận tải, Bộ sẽ tiếp tục thực hiện “Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”; phấn đấu tăng trưởng bình quân từ 7 - 8% về tấn hàng hóa và lượt hành khách so với năm 2015. Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục triển khai thực hiện tái cơ cấu vận tải toàn Ngành, hướng tới phát triển hài hòa, hợp lý các phương thức vận tải; tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Về kế hoạch đầu tư phát triển, hoàn thành kế hoạch thực hiện và giải ngân tất cả các nguồn vốn được giao dự kiến 80.993 tỷ đồng. Trong đó, vốn có nguồn gốc NSNN khoảng 48.993 tỷ đồng (vốn NSNN cho các dự án ODA, các dự án giao thông trong nước, vốn góp các dự án BOT, PPP, vốn chương trình mục tiêu, vốn chuẩn bị đầu tư, hoàn trả ứng NSNN và vốn TPCP), vốn ngoài NSNN khoảng 32.000 tỷ đồng (giá trị giải ngân).

3

Về bảo đảm TTATGT và khắc phục UTGT, tiếp tục thực hiện Năm ATGT 2016 với  chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông gắn với nâng cao trách nhiệm, siết chặt kỷ cương của người thực thi công vụ” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”; phấn đấu giảm TNGT ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước từ 5% đến 10% so với năm 2015 trên cả 3 tiêu chí: Số vụ, số người chết, số người bị thương; giảm UTGT tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Về công tác cổ phần hóa doanh nghiệp,hoàn thành cổ phần hóa, chuyển đổi 37 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp sang công ty cổ phần, thực hiện cổ phần hóa 7 công ty thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án xử lý tài chính.

Về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, đề án, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi); tổng kết Luật Giao thông đường bộ; tập trung nghiên cứu xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật; rà soát các văn bản QPPL để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới các quy định cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Về công tác PCTT&TKCN, tiếp tục tổ chức và đôn đốc triển khai “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020” của ngành GTVT; phổ biến kiến thức, hướng dẫn và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định về bảo đảm an toàn, TKCN trên biển theo quy định Công ước SAR 79; tiếp tục kiện toàn tổ chức Trung tâm Ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn đường sắt Việt Nam; kịp thời chỉ đạo triển khai ứng phó với bão, lũ và nhanh chóng bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra.

Về hợp tác quốc tế, tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện thủ tục đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế mới, đồng thời sửa đổi, bổ sung và cập nhật các điều ước mà Việt Nam là thành viên; tiếp tục củng cố, tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, các đối tác chiến lược và quan trọng, các tổ chức quốc tế, các tổ chức tài chính…

Về đào tạo, khoa học, công nghệ và môi trường, tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là nghiên cứu Hệ thống hóa và triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại về giao thông thông minh (ITS); đẩy mạnh thực hiện các đề án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy…

Về tổ chức, cán bộ và cải cách hành chính, thực hiện việc kiện toàn tổ chức của Bộ theo Kế hoạch của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021; tiếp tục thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính nội bộ, đẩy mạnh thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm thực hiện đúng lộ trình đề ra.

Về công tác thanh tra, kiểm tra; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiếp tụcđẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các chủ thể trong việc chấp hành các quy định pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo với tinh thần giải quyết dứt điểm, không để tồn đọng đơn thư, vụ việc; tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; phát hiện và xử lý triệt để vi phạm.

Với những thành tựu đã đạt được trong năm 2015 và cả nhiệm kỳ 2010 - 2015, ngành GTVT sẽ tiếp tục đoàn kết, nỗ lực hơn nữa để phát huy thành tích đã đạt được, đồng thời khắc phục hạn chế để hoàn thành những nhiệm vụ của năm 2016 - năm nhiệm vụ đầu tiên của nhiệm kỳ mới.

Huy động vốn xã hội tạo bước đột phá

PGS. TS. Trần Đình Thiên 

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Phát triển KCHTGT thời gian qua đã đạt được những bước tiến khả quan, cả 5 lĩnh vực đều có những thay đổi theo hướng thị trường hóa, nhằm đa dạng các nguồn vốn đầu tư. Cụ thể là, trong thời điểm ngân sách nhà nước khó khăn, việc Bộ GTVT đã chuyển hướng sang huy động vốn xã hội hóa, tận dụng sức mạnh thị trường là một bước đi đột phá. Bên cạnh nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nhiều nguồn khác được huy động để đầu tư cho hạ tầng giao thông như: Vốn ODA, vốn huy động theo hình thức đối tác công - tư (PPP) thu về khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Các hình thức BOT, BT, BTO, thậm chí là hình thức chuyển nhượng trạm thu phí, chuyển giao một số tài sản hạ tầng dưới hình thức cho thuê, nhượng quyền khai thác một số công trình, dự án… cũng được triển khai.

Ý kiến của bạn

Bình luận