Maserati Levante Trofeo sử dụng động cơ tăng áp kép từ Ferrari

Đánh giá 01/04/2018 09:43

Maserati Levante Trofeo sử dụng động cơ tăng áp kép từ Ferrari

15-2019-maserati-levante-trofe-3842-5930-152240148
Maserati Levante Trofeo có tốc độ tối đa lên đến 300 km/h.

Levante Trofeo trở thành chiếc SUV hiệu suất cao nhất mà Maserati từng sản xuất với động cơ V8 tăng áp kép dung tích 3,8 lít, công suất 590 mã lực, mô-men xoắn 729 Nm, tăng tốc 0-100 km/h sau 3,9 giây. Tỷ lệ phân bổ trọng lượng của xe là 50:50, cùng chế độ vận hành Corsa (Race), hãng xe Italy kỳ vọng Trofeo trở thành chiếc SUV hấp dẫn nhất. 

Hệ thống kiểm soát xuất phát (Lauch Control) biến Levante Trofeo thành xe đua thể thao. Maserati Integrated Vehicle Control (MIVC) giúp ngăn chặn các lỗi trong lập trình điều khiển vận hành động cơ. Bên trong, Maserati sử dụng chất liệu da với các tông màu đen, đỏ cùng những đường chỉ khâu tương phản. Levante Trofeo sử dụng bộ mâm 22 inch sơn đen nhám, một số chi tiết bên ngoài cũng sử dụng vật liệu nhẹ sợi carbon. 

Levante ra mắt thế giới tháng 3/2016 tại triển lãm ôtô Geneva, thừa hưởng thế mạnh sản xuất các mẫu sedan thể thao cao cấp của Maserati. Về ngoại hình, Levante thiết kế góc cạnh hơn, nhờ lưới tản nhiệt đặc trưng của logo cây đinh ba.

Cụm đèn pha mảnh vuốt ngược về sau và đèn sương mù kiểu tròn cổ điển, ba lỗ thông hơi truyền thống ở hai bên hông vòm bánh trước, nắp ca-pô hầm hố với những đường dập nổi. Thiết kế cửa xe không khung viền đem lại cảm giác sắp ngồi vào một chiếc xe thể thao hiệu suất cao hơn là một chiếc SUV thông thường.

Maserati ra đời năm 1914, được thành lập bởi 6 anh em là các tay đua kỳ cựu. Sau nhiều thăng trầm, Maserati về chung một nhà và được chia sẻ nhiều công nghệ từ "người anh em" Ferrari thuộc tập đoàn Fiat. Hiện nay, Maserati vẫn dùng chung công nghệ của Ferrari. Chiếc Maserati Quattroporte và GranTurismo đều chia sẻ chung một phần khung sườn từ Ferrari 599 GTB. Ferrari là hãng sản xuất động cơ V6 cho Maserati với con số hàng nghìn động cơ mỗi năm.

Ý kiến của bạn

Bình luận