Lối đi của xe buýt nhanh Việt Nam và các nước ASEAN

Giao thông 24h 18/12/2016 09:33

Hiệu quả của tuyến xe buýt nhanh BRT là không thể phủ nhận, song nhiều nước trong khu vực đang đối mặt với những bất cập mà hệ thống giao thông công cộng này đem lại.

BRT1Xe buýt nhanh BRT (Bus Rapid Transit) lần đầu chính thức đi vào hoạt động tại thành phố Curitiba, Brazil vào năm 1974. Hiện nay, BRT được xây dựng và triển khai ở hơn 230 thành phố tại hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới. Ảnh: Mobilizo.

BRT2TransJakarta là tên gọi hệ thống xe buýt nhanh ở Jakarta (Indonesia), được ra mắt vào tháng 1/2004. Đây là hệ thống BRT đầu tiên ở Nam và Đông Nam Á. Năm 2015, tuyến xe buýt mở rộng lên đến 210 km, được coi là hệ thống buýt nhanh có đường chạy dài nhất thế giới.Ảnh:Getty.

BRT3Tuy nhiên, cho đến nay, TransJakarta để lộ nhiều bất cập. Theo khảo sát của Trung tâm phát triển Liên Hợp Quốc, hệ thống xe buýt BRT tiêu thụ lượng nhiên liệu lớn hơn nhiều so với dự kiến. Tháng 5/2013, nhiều báo cáo cho thấy tuyến BRT của thủ đô Jakarta đang mất dần lượng hành khách, bởi tần suất hoạt động quá tải, thời gian di chuyển không phù hợp và cơ sở vật chất kém chất lượng. Ảnh: Getty.

BRT4Bangkok, thủ đô xứ chùa vàng, là một trong những thành phố lớn có lượng phương tiện vận chuyển hành khách công cộng đa dạng. Hiện, một trong 5 tuyến BRT đã được triển khai. Tuy nhiên, nhà chức trách Thái Lan cho biết dự kiến huỷ bỏ các tuyến còn lại vì hiệu quả hoạt động thấp. Ảnh: Find Your Space.

BRT5Theo nghiên cứu năm 2016, Cơ quan hành chính thành phố Bangkok ghi nhận dù giá vé giảm còn một nửa, hệ thống BRT luôn báo lỗ và không đủ trang trải các chi phí cần thiết. Người dân cũng lo ngại việc các tài xế không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. Ảnh: Tour Bangkok Legacies.

BRT6Tháng 6/2015, giới chức Kuala Lumpur (Malaysia) giới thiệu hệ thống xe buýt nhanh chạy bằng điện BRT Sunway Line đầu tiên trên thế giới, nhằm giải quyết nạn kẹt xe vốn tồn tại trong nhiều năm nay. Hệ thống BRT có làn đường riêng trên cao, không chạy chung với các phương tiện khác cũng như các hãng xe buýt khác. Ảnh: Property Insight.

BRT7Nhưng kể từ khi dự án giao thông được công bố, hành khách đã lên tiếng chỉ trích về giá vé đắt đỏ, gấp 5 lần so với các dịch vụ giao thông công cộng thông thường. Theo các báo, số lượng hành khách giảm mạnh từ 13.000 người xuống còn 4.000 người trong vòng một tháng ra mắt. Ảnh: Rail Travel Station.

BRT8Sở hữu nền kinh tế hàng đầu của khu vực châu Á song Singapore lại tập trung phát triển 2 loại xe buýt chủ yếu là SBS Transit và SMRT thuộc hệ thống giao thông đại chúng tốc độ cao, thay vì tìm đến BRT như các quốc gia trong khu vực. Ảnh: Public Transport.

BRT9Quốc đảo sư tử đang tìm cách thúc đẩy các phương tiện giao thông công cộng ngày càng tiện nghi, thân thiện với người dân. Trong tương lai gần, tất cả các ga thuộc hệ thống tàu điện ngầm Singapore sẽ xây dựng các lối đi ưu tiên cho người già, phụ nữ mang thai, người khuyết tật và phụ huynh mang theo xe đẩy trẻ em. Ảnh: Public Transport.

BRT10Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, khởi động tuyến xe buýt nhanh vào tháng 2/2015. Tuy nhiên, người dân cho rằng chính phủ nên đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng như điểm dừng đón, trả khách hay trang thiết bị trên xe. “Các nhà chức trách cần thay những chiếc xe buýt cũ kỹ này”, một hành khách chia sẻ. Ảnh: Yangon Coconut.

11Tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội đang được vận hành thử và sẽ hoạt động từ tháng 1/2017. Việt Nam là quốc gia thứ 8 trong khu vực Đông Nam Á triển khai BRT. Những nước còn chưa nâng cấp hệ thống giao thông công cộng là Lào, Brunei và Đông Timor. Ảnh: Như Ngọc

12Dù chưa đi vào hoạt động, dự án này bộc lộ nhiều bất cập về phương án tổ chức, thiết kế khi áp dụng vào thực địa. Một số chuyên gia lo ngại hệ thống tuyến xe buýt nhanh là dự án “trên mây”, kém hiệu quả và sẽ khiến Hà Nội càng ùn tắc hơn. Ảnh: Như Ngọc.

Ý kiến của bạn

Bình luận