Lộ thiết kế cầu Vĩnh Tuy 2 đầu tư hơn 2.500 tỷ sắp khởi công

Tác giả: Lê Minh

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 29/06/2020 08:51

Tổng mức đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 là hơn 2.500 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách TP.Hà Nội. Thời gian thực hiện dự án 2020 - 2022.


photo1593053382921-15930533830711807398139
Tổng mức đầu tư xây dựng dự án cầu Vĩnh Tuy 2 là hơn 2.500 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách TP.Hà Nội. Thời gian thực hiện dự án 2020 - 2022.

Thành phố giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư, dự kiến thời hạn khởi công vào tháng 9 hoặc tháng 10/2020

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi, cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 2 được xây dựng về phía hạ lưu song song cầu giai đoạn 1, tim cầu giai đoạn 2 nằm song song và cách tim cầu giai đoạn 1 về phía hạ lưu sông Hồng 21,25m với hình dáng tương tự cầu giai đoạn 1.

Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 3.473m (61 nhịp).

Điểm đầu tại Km0+840 (giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai), điểm cuối Km4+312,62 (giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường cổ Linh). Mặt cắt ngang cầu 19,25m (4 làn xe). Chiều cao tĩnh không 11 m.

Các công trình phụ trợ khác của dự án gồm: Đường công vụ, mô nhô, cầu phao, bãi tập kết vật liệu, bãi thi công dầm super T, trạm trộn, đường dây, trạm biên áp...; thảm lại và tổ chức giao thông của cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 1 để phù hợp vói công tác tổ chức giao thông sau khi hoàn thành toàn bộ cầu Vĩnh Tuy gồm cả hai giai đoạn.

Trước đó, Sở Quy hoạch kiến trúc (QHKT) Hà Nội vừa có ý kiến với Sở GTVT Hà Nội về việc thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Theo Sở QHKT Hà Nội, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch GTVT Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định cầu Vĩnh Tuy là công trình cầu đường bộ vượt sông Hồng trên tuyến đường vành đai 2.

Tại Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 7/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đã xác định: Hoàn thiện toàn bộ mặt cắt (với một cây cầu nữa) với quy mô và hình dáng giống như cây cầu giai đoạn 1.

UBND Hà Nội cho biết 2 bên bờ sông đều có sẵn phần đường dẫn nối lên cầu (xây chờ từ giai đoạn 1) nên dự án không cần giải phóng mặt bằng.

Cầu Vĩnh Tuy hiện nay mới chỉ đạt 1 nửa diện tích bề ngang so với thiết kế. Một nửa cầu được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2010. Mười năm qua, lưu lượng phương tiện trên trục vành đai 2 đã tăng nhanh chóng, đặt ra nhu cầu phải hoàn thiện nốt 1 nửa cầu còn lại.

Năm 2011, Hà Nội phê duyệt dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Nhưng do thiếu vốn, dự án bị chững lại suốt 8 năm không thể khởi công.

Ý kiến của bạn

Bình luận