Liên Xô đã sử dụng máy bay chiến đấu của Mỹ chế tạo Su-27?

Tác giả: SOHA

saosaosaosaosao
Ứng dụng 04/12/2017 14:40

Đề án chế tạo máy bay tiêm kích Su-27 không chỉ sử dụng nhiều công nghệ thành công của Liên Xô mà còn cả những nghiên cứu tiên tiến của Mỹ

1038965016-1512270471420-0-105-541-976-crop-151227

Tiêm kích Su-27 của Nga. Ảnh; Sputnik

Trong lĩnh vực thiết kế hàng không người ta thường xuyên nói tới vấn đề "vay mượn công nghệ", nhưng điều đó không hẳn có nghĩa đây là "hàng fake" như một số chuyên gia quân sự vẫn thường đề cập.

Thay vào đó, "vay mượn công nghệ" được hiểu là quá trình nghiên cứu những công nghệ hàng không "nhập khẩu", sau đó kết nối với những nghiên cứu của chính mình và cuối cùng, đưa ra những giải pháp hiệu quả.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu chế tạo đề án máy bay tiêm kích Su-27, người ta không chỉ sử dụng nhiều công nghệ thành công của Liên Xô, mà cả những nghiên cứu tiên tiến của Mỹ mà Liên Xô thu thập được theo các kênh đặc biệt. Những công nghệ mà trước đây các chuyên gia Liên Xô chưa hề gặp đã giúp họ có cái nhìn rộng mở hơn vào thế giới.

Vào năm 1977, Phòng Thiết kế Sukhoi đã nhận được 2 chiếc máy bay Mỹ: Cường kích hạng nhẹ A-37B vào tháng 4 và tiêm kích hạng nhẹ F-5E Tiger II vào tháng 10. Những chiếc máy bay này đã được chuyển giao cho Liên Xô vào năm 1976 sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Sau đó, Viện Nghiên cứu khoa học của lực lượng Không quân Liên Xô đã tiến hành các cuộc thử nghiệm trên những máy bay này để có thể tận dụng tối đa từ chúng.

Người ta quyết định sử dụng chúng như những máy bay phục vụ nghiên cứu cho tất cả các cơ quan trong ngành công nghiệp hàng không Liên Xô. Bằng cách này, các kỹ sư Liên Xô đã có thể nghiên cứu những công nghệ của Mỹ.

Đến thời điểm đó, các chuyên gia của Phòng Thiết kế Sukhoi đã tiếp nhận và nghiên cứu buồng lái của chiếc máy bay tiêm kích-ném bom F-111A, cũng như một vài chi tiết của tiêm kích cơ F-4 "Phantom-2", nhưng đó là lần đầu tiên họ được nghiên cứu các máy bay tiêm kích của Mỹ trong tình trạng tốt.

Từ năm 1978, Phòng Thiết kế Sukhoi cùng với Viện Khí động học Trung ương Liên Xô đã tiến hành các cuộc thử nghiệm toàn diện chiếc máy bay tiêm kích F-5E và nghiên cứu kỹ lưỡng kết cấu, các thành phần và toàn bộ hệ thống của chiếc máy bay Mỹ này và nó đã trở thành nguồn gốc của một vài ý tưởng phục vụ công tác nghiên cứu chế tạo tiêm kích Su-27.

Su-27 đã ứng dụng những công nghệ gì của F-5E?

Trên thực tế, các máy bay tiêm kích F-5E không phải là những tiêm kích tiên phong của Quân đội Mỹ. Thay vào đó, chúng được chế tạo để bán cho những đồng minh của Mỹ vào thời điểm bấy giờ, bởi thế khả năng chiến đấu của nó không có gì xuất chúng.

Tuy nhiên, chiếc máy bay này lại khơi dậy nguồn cảm hứng khó tin đối với các chuyên gia của Phòng Thiết kế Sukhoi, cũng như tác động đáng kể tới công tác nghiên cứu chế tạo các máy bay tiêm kích Su-27.

Dưới đây là những hạng mục của máy bay tiêm kích Su-27 có sử dụng công nghệ ứng dụng trên máy bay tiêm kích F-5E:

1. Trong buồng lái Su-27 có bố trí bảng điều khiển thiết bị theo kiểu module. Cũng như các khung của bảng điều khiển thiết bị và hệ thống lọc ánh sáng quang học trọng buồng lái (giống với những gì trên F-5E).

2. Khi nghiên cứu F-5E, các chuyên gia Nga đã thiết kế chiếc kẹp bằng nhựa để khóa chặt hệ thống dây.

3. Sau khi nghiên cứu hệ thống càng đỡ trên F-5E, đã nghiên cứu chế tạo hệ thống càng đỡ riêng với góc cố định, và cuối cùng, đã xây dựng thiết kế hệ thống phóng không có khe hở dành cho Su-27.

4. Đã nghiên cứu khóa vị trí cố định của động cơ F-5E, nhưng thiết kế này không được áp dụng cho động cơ Su-27, tuy nhiên vẫn được sử dụng để thiết kế khóa với vị trí mở rộng của khung đỡ chính.

5. Phương pháp khóa chặt hệ thống lái thủy lực không chỉ tăng độ an toàn của hệ thống mà còn giảm được trọng lượng và kích thước của chiếc tiêm kích Su-27.

Các máy bay Su-34, Su-27 bay tới Kaliningrad tham gia tập trận. Ảnh: Sputnik

Một vài công nghệ khác của chiếc tiêm kích F-4 và tiêm kích ném bom F-111A cũng được sử dụng trong quá trình chế tạo Su-27.

Lấy ví dụ, người ta sử dụng thiết kế của chi tiết kết nối với trục bản lề trên tiêm kích F-4 để áp dụng cho các cánh lái trên Su-27; cách lắp đặt bảng điều khiển module áp dụng trên F-111A cũng được sử dụng cho Su-27.

Sau khi kết thúc công tác nghiên cứu, Bộ Công nghiệp hàng không đã tổ chức buổi triển lãm tại nhà máy của Phòng Thiết kế Sukhoi để trưng bày các máy bay tiêm kích F-5E và phụ tùng. Từ tháng 4/1979 đến hết năm 1979, đã có hơn 850 chuyên gia trong lĩnh vực hàng không của Liên Xô đã tới thăm triển lãm.

Khi nói về các máy bay tiêm kích F-5, Trung Quốc cũng nhận được 2 phiên bản nguyên vẹn. Một trong số đó, tiêm kích F-5A được Việt Nam tặng, chiếc còn lại F-5F huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi bị rơi tại Trung Quốc trong cuộc bạo loạn của Tưởng Giới Thạch.

Ngoài ra, thêm một chiếc F-5E do một viên phi công tham gia cuộc bạo loạn trên điều khiển. Chiếc máy bay này bị mất lái và đâm xuống đất, phi công đã bung dù thoát hiểm và may mắn sống sót.

Những máy bay tiêm kích này của Mỹ, có thể, đã đóng một vai trò nhất định việc phối hợp phát triển các máy bay quân sự của Nga.

Ý kiến của bạn

Bình luận