Lao động châu Á ở Qatar gặp khó vì đất nước bị tẩy chay

Tác giả: autodaily

saosaosaosaosao
16/08/2017 15:01

Lệnh cấm vận Qatar của các nước Ả Rập đang tác động xấu đến nhóm người nghèo nhất của quốc gia Trung Đông

5992fdeffc7e93e86c8b4568_rxru_egem

Lao động nước ngoài làm việc tại một công trình ở Aspire Zone thuộc Doha (Qatar)

Theo Russia Today, Qatar đang cần lao động ngoại để giúp đất nước chuẩn bị cho World Cup 2020 diễn ra ở thủ đô Doha. Song lệnh khóa cửa biên giới và cấm vận hàng hóa Qatar mà Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Bahrain và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) áp đặt đang khiến Qatar phải chi nhiều tiền hơn cho mọi việc, từ thuê tàu, máy bay cho đến nhập khẩu thực phẩm, vật liệu xây dựng công trình cho sự kiện World Cup.

Nguồn cung thiếu hụt khiến mọi thứ đắt đỏ hơn và điều này ảnh hưởng đến nhóm người lao động nghèo nhất Qatar: công nhân đến từ những nơi như Ấn Độ hay Nepal.

Có đến 90% dân số Qatar (khoảng 2,7 triệu người) là dân nhập cư. Người nước ngoài không phải là dân Ả Rập chiếm phần lớn dân số Qatar. Ấn Độ là cộng đồng người nước ngoài lớn nhất với 650.000 người năm 2017. Năm 2004, cả Qatar có ít hơn 750.000 người nhập cư.

Lao động nhập cư đặc biệt dễ bị tổn thương vì hệ thống hỗ trợ lao động kafala, nơi người lao động phải phụ thuộc để xin visa, chỗ ở và giấy phép nhập cảnh, xuất cảnh khỏi Qatar.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho hay người nhập cư làm việc ở các trang trại Qatar tại Ả Rập Xê Út đang mắc kẹt ở nước láng giềng vì ông chủ của họ đã về nước từ tháng 6. Lao động Nam Á ở đây không có tiền lương, thực phẩm và nước. Dù Qatar đủ giàu để sống qua nhiều năm trừng phạt nhờ có lượng khí đốt dồi dào, lệnh cấm vận có thể để lại hậu quả tồi tệ hơn cho dân nhập cư.

Nhà nghiên cứu lao động vùng Vịnh Mustafa Qadri cho biết: “Ảnh thưởng có thể vang dội đến Đông Nam Á, Philippines và Đông Phi, nơi gia đình của những người nhập cư phụ thuộc vào tiền người thân họ gửi về”.

Lao động nhiều nước khác cũng chịu cảnh tương tự. Đơn cử, hãng điều hành cần cẩu từ Bangladesh chia sẻ chủ doanh nghiệp cho hay lương bổng thì bị trì hoãn vì công ty đang hết thép, mặt hàng trước đây nhập khẩu từ UAE. Trước cảnh này, Qatar thông báo họ sẽ hủy bỏ nhiều thị thực dành cho lao động nước ngoài trong thời gian tới.

Ý kiến của bạn

Bình luận