Lắng đọng đêm tưởng niệm 100 năm nhân cách Lê Mộng Đào

Tác giả: Minh Nghĩa

saosaosaosaosao
Doanh nhân 17/05/2019 16:27

Quỹ hỗ trợ giáo dục mang tên Lê Mộng Đào đã tiếp sức cho hàng ngàn sinh viên nghèo vượt khó trên cả nước có cơ hội tiếp cận giáo dục, thoát nghèo


 

Tap-doan-xay-dung-hoa-binh-ky-niem-100-nam-ngay-si
Những cá nhân được Tập đoàn Hòa Bình vinh danh tại buổi lễ

Tối qua (16/5) tại nhà hát Hòa Bình, TPHCM, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã tổ chức "Đêm Tưởng niệm 100 năm ngày sinh nhà giáo - cố chủ tịch Danh dự Lê Mộng Đào" (05/05/1919 - 05/05/2019).

Nhà giáo Lê Mộng Đào sinh tại làng Phú Xuân, Thừa Thiên - Huế trong gia đình có 7 người con, từng  thi đỗ Tú tài, giỏi tiếng Pháp, làm Hiệu trưởng Trường Trung học Tư thục Bồ Đề  tại Huế (1952 - 1967) nay là Trường THCS Thống Nhất. 

Gia đình Lê Mộng Đào khá nổi tiếng, có cha là Lê Viết Mưu, là Biên Tu ở Hàn Lâm Viện Học sĩ trong Triều đình Huế dưới các đời vua Khải Định, Bảo Đại. Vì học thức uyên thâm hay được Vua mời tham dự để tiếp khách nước ngoài. Biên Tu Lê Viết Mưu là đời thứ 6 của dòng họ Lê Viết di cư từ Thanh Hóa vào Nam, đến khi lấy bà Trần Thị Ngô, sinh 7 người con (5 trai, 2 gái) đặt lại tên đệm thành MỘNG (Tùng, Đào, Huệ, Vân, Hoàng, Nguyên, Quán).

Tap-doan-xay-dung-hoa-binh-ky-niem-100-nam-ngay-si
Hình ảnh kinh thành Huế, nơi gợi nhớ về Hàn Lâm Viện học sĩ Lê Viết Mưu  

Ở một góc nhìn khác, cho thấy tầm tư duy của ông Lê Viết Mưu thể hiện qua sự định hướng cho các con mình đi vào những lĩnh vực làm nền tảng cho việc kiến tạo quốc gia hùng cường, phát triển. Ông Lê Mộng Tùng, Lê Mộng Đào đi vào hệ thống giáo dục thông qua hệ thống Trường Bồ Đề của Phật Giáo, người làm hiệu trưởng, người làm hiệu phó. Ông bà Lê Viết Mưu quyết định bán hết ruộng vườn đầu tư cho 3 người con Lê Mộng Hoàng, Lê Mộng Nguyên, Lê Mộng Quán sang Pháp du học và cả 3 đều thành tài.

Ông Lê Mộng Hoàng tốt nghiệp Trường Quốc gia âm nhạc và Cao học Điện ảnh Paris, là NSUT, đạo diễn nhiều bộ phim nổi tiếng như Bụi Đời, Nắng Chiều, Gánh Hàng Hoa... Ông Lê Mộng Nguyên là giáo sư tiến sĩ Kinh tế - chính trị, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học hải ngoại Pháp, ông viết nhiều sách về kinh tế - chính trị xuất bản bằng tiếng Pháp và sáng tác nhiều bài hát, trong đó có ca khúc nổi tiếng "Trăng mờ bên suối". Còn Lê Mộng Quán tốt nghiệp tiến sĩ Y khoa và làm giám đốc một Bệnh viện tại Pháp.

Với Lê Mộng Đào đậu Tú tài, thông thạo và là thầy dạy Tiếng Pháp, năm 1942 kết hôn với bà Trần Thị Tuyết hạ sinh được 13 người con, nay còn 11 người con với 76 con cháu, chắt và dâu rể...

Trong suốt thời gian giữa thập niên 40 đến những năm 1963, ông Lê Mộng Đào là người có công lớn không chỉ phát triển ngôi trường Bồ Đề từ những dãy nhà tranh tre thành ngôi trường bê tông 2 tầng đồ sộ, mở chi nhánh mà còn giúp Giáo hội phật giáo mở rộng mô hình trường Tư thục ở nhiều tỉnh thành khác ở miền Nam. Với sức ảnh hưởng lớn như vậy, năm 1963 Lê Mộng Đào bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt tù giam trong thời kỳ đấu tranh kỳ thị tôn giáo diễn ra sôi sục, để lại cho vợ gồng gánh nuôi 11 đứa con thơ.

Năm 1967 do vẫn kiên trì đấu tranh cho nhân quyền, nên bị chế độ cũ cách chức hiệu trưởng Trường Bồ Đề Huế, Trong hoàn cảnh này ông bà Lê Mộng Đào đã có một quyết định dũng cảm là đưa cả gia đình vào Nam sinh sống. Với sự giúp đỡ bạn bè, cùng với số vốn ít ỏi, ông bà làm đủ nghề từ bán thuốc tây, mở trường, dạy học, làm bánh mứt, sản xuất hộp quà Tết để lo cho các con ăn học thành tài. Tuy hoàn cảnh gia đình không dư giả nhưng ông bà thường xuyên giúp đỡ những người khốn khó. Năm 1987 ông là người đồng sáng lập cùng con trai Lê Viết Hải thành lập Văn phòng xây dựng Hòa Bình  (Tiền thân của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình ngày nay)

Không phụ lòng cha mẹ, người con trai thứ 2 của Lê Mộng Đào là Lê Viết Hào sau khi đỗ Tú tài hạng 2, trở thành 1 trong 3 sinh viên xuất sắc nhất được Chính phủ Nhật cấp học bổng, và tốt nghiệp thạc sĩ ngành điện tử tại Nhật. Ông Lê Viết Hào là người sáng lập và là chủ tịch Công ty CIC nổi tiếng với phần mềm lưu trữ và truy xuất hình ảnh tốc độ cao theo trực quan.

Ong Le Viet Hai tu dan hat ve nguoi cha than yeu
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình Lê Viết Hải tự đàn, hát bài "Ru Cha" do ông sáng tác dành cho người cha thân yêu

Con trai thứ ba là Lê Viết Hải, là người sáng lập, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, cháu đích tôn Lê Viết Minh (con ông Lê Viết Hưng) tốt nghiệp tiến sĩ ở Úc và là giáo sư tin học tại ĐH Monash Melbourne Australia. ông Lê Viết Hà, con trai út, cũng có một người con trai xuật sắc tên Lê Nguyễn Thuận An, là một nghệ sĩ nhiếp ảnh danh tiếng tại New York, Mỹ.

Tap-doan-xay-dung-hoa-binh-ky-niem-100-nam-ngay-si
Quỹ hỗ trợ giáo dục Lê Mộng Đào trao tặng học bổng cho HSSV vượt khó

Năm 2008, thực hiện tâm nguyện của nhà giáo - cố chủ tịch danh dự Lê Mộng Đào (ông mất năm 2006, thọ 87 tuổi), gia đình và Tập đoàn XD Hòa Bình đã thành lập Quỹ hỗ trợ giáo dục Lê Mộng Đào. Sau hơn 10 năm hoạt động Quỹ này đã trực tiếp trao tặng hàng ngàn suất học bổng tiếp sức cho hàng ngàn học sinh, sinh viên nghèo vượt khó trên 33 tỉnh thành cà nước.. Chỉ tính riêng trong 3 năm (2016 - 2018), Quỹ trao tặng 2.861 suất học bổng với tổng trị giá 7,17 tỷ đồng cho các HSSV hiếu học.

Cũng tại đêm tưởng niệm 100 năm ngày sinh của nhà giáo Lê Mộng Đào, UBND TPHCM đã trao tặng bằng khen cho Quỹ hỗ trợ giáo dục Lê Mộng Đào. Tại đây Quỹ đã trao tặng trực tiếp 100 suất học bổng cho con em CBCNV Tập đoàn XD Hòa Bình đạt thành tích học tập xuất sắc năm học 2018 - 2019.

Quỹ cũng đã phối hợp với Cty CP Tập đoàn XD và Phát triển nhà Vicoland trao tặng 100 tủ sách thư viện cho các trường học vùng sâu, vùng xa, phối hợp cùng chùa Vạn Đức (TPHCM) trao tặng 100 giếng nước sạch cho vùng sâu, vùng xa. Cải tạo nâng cấp 100 nhà vệ sinh cho các trường học các vùng còn khó khăn với thời gian thực hiện trong 3-5 năm. 

Ý kiến của bạn

Bình luận