Làm gì để hạn chế tai nạn giao thông

Ý kiến phản biện 24/05/2013 10:26

Đã nhiều năm nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài phát thanh, truyền hình, luôn phản ảnh các vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra hàng ngày, làm chết và bị thương nhiều người, gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản cho người dân. Nhà nước cũng đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất TNGT. Trong những giải pháp ấy, có giải pháp được nhân dân đồng tình ủng hộ như việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy. Nhưng cũng có chủ trương người dân chấp hành nhưng chưa thông như việc hạn chế các phương tiện thô sơ, xe ba bánh hoặc cấm người bán hàng rong, bởi đó là phương tiện làm ăn và là nguồn thu nhập để nuôi sống gia đình của tầng lớp dân nghèo thành thị. Cũng có chủ trương gây nhiều trở ngại cho người dân như: trẻ nhỏ đi học lệch giờ, người lớn đi làm lệch ca, đi xe máy ra đường theo ngày lẻ số lẻ, ngày chẵn số chẵn… mà người dân khó bề chấp hành vì nó gây quá nhiều phiền phức. Những chủ trương chỉ mới đề xuất thăm dò, dư luậ


Ai cũng biết một số những nguyên nhân xảy ra TNGT là do đất chật, người đông, đường hẹp, phương tiện  đi lại nhiều, các điểm nút giao cắt hầu hết là giao bằng, không có cầu vượt, cầu chui; biển báo, tín hiệu chưa đầy đủ, hợp lý và cả lỗi của người tham gia giao thông không chịu nhường đường cho nhau, phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành phần đường… Đây chính là những nguyên nhân gây nên TNGT.
Tất cả những đi vấn đề nêu trên là hậu quả của công tác quy hoạch phát triển không đồng bộ, không hợp lý. Đội ngũ cán bộ ngành Giao thông không thiếu những nhà chuyên môn giỏi, tâm huyết, có tầm nhìn chiến lược nhưng đành chịu bó tay trước một quy hoạch phát triển tùy tiện, thiếu khoa học, thiếu phối hợp, mạnh ai nấy làm, ngành nào biết ngành đó. Quy hoạch cũng “tranh cướp” như người tham gia giao thông nhưng chỉ trách cứ về TNGT mà không hề nhắc đến “tai nạn quy hoạch” . Khi giữa trung tâm thành phố, đường đi không còn mặt bằng để mở rộng, lại cho xây dựng những siêu thị, khách sạn, nhà hàng, rồi các chung cư hàng chục tầng cao ngất trong khi hệ thống đường giao thông không được phát triển tương ứng. Hậu quả là người đổ dồn về trung tâm thành phố ngày càng nhiều, gây nên thảm cảnh đất chật, người đông, thiếu đường đi lại nên mới xảy ra chen lấn, xô đẩy, gây ùn tắc giao thông. Khắp nơi trong các thành phố như Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh dòng người nối đuôi nhau chen lấn, xô đẩy hàng giờ đồng hồ mà không thoát ra được, đành đứng chôn chân giữa đường, dưới nắng, mưa, ồn ào, bụi bậm. Những tổn thất về thời gian kéo dài không biết đến bao giờ mới chấm dứt, những mất mát lãng phí không thể tính thành tiền nhưng là một lãng phí vô cùng to lớn cho người dân và cho toàn xã hội.
Mong sao các ngành, các cấp có sự phối hợp trong việc mở mang xây dựng. Các nhà quản lý, các nhà quy hoạch khi mở mang xây dựng các điểm tập trung đông người, trước tiên phải quan tâm đến đến việc đi lại của người dân. Cho xây dựng nhà cao tầng nếu không đủ đất mở đường phải có phương án đường đi trên cao hoặc đường hầm dưới lòng đất. Xây dựng đường giao thông là việc phải ưu tiên hàng đầu để khi  đông người tập trung có đường đi lại không bị ùn tắc giao thông .
Ngành GTVT vốn đã chịu nhiều tai tiếng trong việc ùn tắc giao thông, người dân tham gia giao thông ngoài thiệt hại về tính mạng và tài sản còn bị quy tội thiếu hiểu biết về Luật Giao thông, thiếu ý thức an toàn giao thông. Điều đó đúng một phần, người tham gia giao thông đã phải trả bằng tính mạng và tài sản của mình . Nhưng xin đừng đổ lỗi hết mọi sai sót cho người dân, những nhà quy hoạch cần sớm tìm ra các qui hoạch đồng bộ, hữu hiệu nhất để người dân đi lại thuận tiện, an toàn và nhanh chóng.
Thanh tra giao thông Hà Nội xử lý vi phạm bán hàng rong.

LÊ MAI ĐẬU

Ý kiến của bạn

Bình luận