Kon Tum: Lơ là nhiệm vụ để xẩy ra nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng

Tác giả: Trọng Hùng

saosaosaosaosao
Xã hội 01/07/2016 10:42

Đó là phát biểu của Ông Bùi Thanh Bình,Chánh văn phòng UBND tỉnh Kon Tum trong phản ánh về tình trạng phá rừng và công tác quản lý rừng trên địa bàn.

 

33 (2)

Một số hình ảnh Phá rừng ở lâm trường Măng La, thuộc Công ty TNHH-MTV lâm nghiệp Kon Plong (Kon Tum). Ảnh: Trọng Hùng

Theo báo cáo từ năm 2015, trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn hơn 603 ngàn ha rừng, trong đó có hơn 546 ngàn ha rừng tự nhiên, hơn 20 ngàn ha rừng trồng. Độ che phủ rừng đạt hơn 62%. Đề án phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015 có diện tích rừng trên đại bàn tỉnh là: 650.297,3 ha, độ che phủ của rừng chiếm 66,7 %.

Trao đổi trong buổi họp báo hôm 28/6, ông Bình thẳng thắng cho biết; “Một số địa phương, đơn vị còn thiếu sâu sát, lơ là nhiệm vụ để xảy ra nhiều vụ xâm hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng, gây bức xúc trong nhân dân.” Ông Bình cũng nêu rõ một số vụ khai thác vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh, điển hình như vụ khai thác lâm sản trái phép tại tiểu khu 474, xã Măng Cành (huyện Kon Plong); Vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phápluật và chống người thi hành công vụ tại rừng đặc dụng Đắk Uy (huyện Đắk Hà); Vụ khai thác lâm sản trái phép tại Lâm trường Măng La (Công ty TNHH-MTV lâm nghiệp Kon Plong)…

33 (1)
 

Tính từ đầu năm 2016 tới nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 264 vụ vi phạm tài nguyên rừng, trong đó xử lý hình sự 8 vụ, còn lại 255 vụ xử phạt hành chính và hình thức xử lý khác. Mới đây qua phản ánh của các cơ quan báo chí về việc phá rừng ở lâm phần của Công ty TNHH-MTV lâm nghiệp Đắk Glei, thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND tỉnh Kon Tum kiểm tra, làm rõ. Nếu đúng, phải có biện pháp xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm đồng thời phải đề ra các giải pháp ngăn chặn, chống tái diễn.

Cũng theo ông Bình, để kịp thời ngăn chặn tình trạng phá hại, xâm hại đến tài nguyên môi trường rừng, cần phải có cả hệ thống chính trị trên toàn tỉnh, triển khai đồng bộ công tác bảo vệ, công tác quản lý rừng…

Liên quan đến nội dung chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ, về việc đóng cửa toàn bộ rừng tự nhiên. Tại buổi họp báo đã có nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó đề cập đến nội dung không chuyển đổi diện tích rừng sang đất nông nghiệp. các dự án đã được cấp phép nhưng ảnh hưởng lớn đến diện tích rừng sẽ xử lý như thế nào.

Ông Nguyễn Văn Liêm – Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết, các vụ việc sau khi phát hiện đã được xử lý theo quy định. Riêng đối với phụ phá rừng xảy ra ở Công ty TNHH-MTV lâm nghiệp Đắk Glei đã phát hiện đang tiến hành xử lý.

Riêng đối với việc người dân phá rừng làm nương rẫy gây ảnh hưởng lớn tới diện tích rừng, ông Liêm cho rằng đây là vấn đề không mới. Qua phát hiện và xử lý thì nảy sinh một vấn đề là những đối tượng khai phá rừng làm nương rẫy chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số. “Một số vụ khi phát hiện, xử phạt người dân không có tiền đóng nên dẫn đến hồ sơ xử lý bị tồn đọng, không xử lý được. Chính vì vậy xuất hiện tình trạng tái phạm” – ông Liêm nói.

Cũng trong khuôn khổ buổi họp báo, nhiều phóng viên quan tâm đến “số phận” của khoảng 10.000 ha rừng nằm trong diện tích quy hoạch của những dự án đã được chính phủ đồng ý cho. Trong đó, những dự án liên quan đến khu quy hoạch phát triển rau hoa xứ lạnh Kon Plông, đã thu hút được nhiều dự án có quy mô theo hướng công nghệ cao đã được đồng ý cho triển khai như Dự án Nông trại hữu cơ sản xuất rau, củ, quả xứ lạnh của liên doanh 3 nhà đầu tư từ Hàn Quốc, New Zealand và Việt Nam, với tổng vốn đầu tư trên 67 tỷ đồng, quy mô diện tích gần 100 ha. Dự án quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch, phát triển cây dược liệu kết hợp chăn nuôi dê sữa công nghệ cao của Công ty Cổ phần Dược liệu và Thực phẩm Măng Đen, có tổng vốn đầu tư 5.100 tỷ đồng, triển khai trên diện tích 1.530 ha; Dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao VinEco Kon Tum - Măng Đen của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vingroup, với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, triển khai trên diện tích 1.000 ha… sẽ xử lý như thế nào sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo không cho chuyển đổi thì không được trả lời.

Với những vân đề trên, phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hữu Hải - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Kon Tum đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng. Đặc biệt sẽ tăng cường tuyên truyền, củng cố, tổ chức lại ngành lâm nghiệp; gắn trách nhiệm của chủ rừng đối với việc mất rừng; tổ chức rà soát tất cả các cơ sở chế biến gỗ nhằm ngăn chặn đầu ra của gỗ lậu.

Ý kiến của bạn

Bình luận