Kinh nghiệm kéo giảm tai nạn giao thông ở Nhật Bản

Tác giả: Hà Vũ

saosaosaosaosao
Ý kiến phản biện 29/12/2017 07:19

Cải thiện hệ thống giao thông công cộng, hạn chế xe cá nhân, giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông… là những biện pháp đảm bảo ATGT đang được Nhật Bản áp dụng.

 

Ảnh 1
Một tuyến đường cao tốc tại Nhật Bản

 Sửa đổi Luật ATGT

Để cải thiện tình hình TNGT vốn đang có chiều hướng đi xuống, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Luật ATGT vào năm 1970 với các biện pháp siết chặt quản lý phương tiện cá nhân. Cùng với việc thành lập chương trình ATGT cơ bản FTSP, số người chết do TNGT đã giảm đi đáng kể, từ 16.756 vụ năm 1970 xuống còn 8.466 vụ vào năm 1979.

Dựa trên các chương trình ATGT cơ bản, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều nguyên tắc cơ bản đối với giao thông trên đường. Các nguyên tắc cơ bản sẽ được đánh giá và phân tích sau một chu kỳ 5 năm áp dụng. Dựa trên các đánh giá, các cơ quan có thẩm quyển và các nhà nghiên cứu sẽ tập hợp dữ liệu để cải thiện và đưa ra mục tiêu mới cho chu kỳ tiếp theo.

Đảm bảo cơ sở hạ tầng giao thông

Hệ thống hạ tầng giao thông đã được Nhật Bản chú trọng phát triển từ những năm đầu thế kỷ XX, với hệ thống xe điện đưa vào hoạt động những năm 1927 và đường cao tốc vào năm 1963. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng rất coi trọng việc phân chia hệ thống giao thông đường bộ. Các tuyến đường phần lớn được phân chia theo làn, trong đó xe buýt luôn có làn ưu tiên, cùng với ý thức tốt của những người tham gia gia thông nên việc chen làn, vượt làn hầu như không xảy ra. Do đó, việc tắc đường ở Nhật Bản hầu như rất hiếm, nếu có xảy ra thì cũng không quá 30 phút và các phương tiện vẫn có lối thoát. Tàu điện đô thị là phương tiện giao thông có mật độ sử dụng cao nhất tại các đô thị lớn của Nhật Bản.

Sự tiến bộ trong quy hoạch hệ thống đường bộ là mục tiêu trọng tâm trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông. Các biện pháp được áp dụng bao gồm mở thêm và cải tạo các tuyến đường sẵn có, phân chia đường cho xe và lề đường cho người đi bộ, ưu tiên mở rộng, cải tạo các tuyến đường có tỷ lệ tai nạn cao. Sau một thời gian áp dụng việc nâng cấp lề đường, số vụ TNGT đã giảm đi 2/3 so với thời điểm trước khi áp dụng.

Ngoài việc nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông sẵn có, Nhật Bản còn áp dụng công nghệ vào quản lý giao thông, trong đó có sử dụng hệ thống giao thông thông minh ITS. Một trong những ví dụ điển hình của sự thành công biện pháp này là số lượng vụ TNGT tại QL25 của Nhật Bản đã giảm đến 70% sau khi hệ thống cảnh bảo nguy hiểm thông minh được lắp đặt tại các đường cua nguy hiểm trên tuyến đường này. Trong số những biện pháp giảm thiểu TNGT, Nhật Bản là nước đi đầu trên thế giới về ứng dụng khoa học công nghệ vào giao thông.

Giáo dục ATGT

Nhật Bản được mệnh danh là quốc gia có hệ thống giao thông an toàn nhất trên thế giới và người dân có ý thức cao khi tham gia giao thông. Để làm được như vậy, một trong những giải pháp được Nhật Bản chú trọng là giáo dục ATGT cho trẻ em để xây dựng cho các em ý thức ngay từ nhỏ. Nhờ vậy, tình trạng giao thông của Nhật Bản đã thay đổi theo hướng tích cực và trở thành một trong những quốc gia có hệ thống giao thông an toàn trên thế giới.

Công tác giáo dục giao thông tại Nhật Bản cũng được áp dụng song song với tình hình thực tế. Chẳng hạn tại TP. Kyoto, nơi có mật độ sử dụng xe đạp trong giới học sinh tiểu học tương đối cao, các em học sinh phải tham gia khóa huấn luyện về ATGT mới được cấp chứng chỉ sử dụng xe đạp. Các hoạt động tuyên truyền về giao thông ở Nhật Bản thu được hiệu quả một phần nhờ vào cách gắn liền với thực tiễn. Chẳng hạn, để ngăn chặn nạn đỗ xe bừa bãi gây cản trở giao thông, trước hết chính quyền chăm lo quy hoạch khu vực có thể đỗ xe rồi mới tổ chức tuyên truyền.

Hầu như địa phương nào cũng ban hành những kế hoạch bảo đảm ATGT trong vòng 5 năm. Người Nhật xác định, UTGT thường dẫn tới va chạm, xung đột nên liền với đó là TNGT, nhất là ở các tuyến đường cao tốc, các nút giao thông. Vì thế, các kế hoạch ATGT bao giờ cũng gắn liền và đặc biệt quan tâm tới việc chống ùn tắc. Trong đó, công tác giáo dục và duy trì thực thi pháp luật giao thông luôn được đưa vào trọng tâm. Công tác giáo dục ATGT còn được Nhật Bản tập trung ngay từ bậc tiểu học, việc giáo dục kiến thức về giao thông cho người dân thực hiện từ khi còn bé cho đến khi về già với mọi thành phần tham gia giao thông. Giáo dục trong trường học, gia đình, các tổ chức xã hội, thông qua đài phát thanh, truyền hình, báo chí với nội dung phù hợp trong lứa tuổi

Ý kiến của bạn

Bình luận