Kiến trúc sư nghĩ ra thiết kế đường cực kỳ "điên rồ" chống kẹt xe

Ứng dụng 02/07/2016 09:02

Kiến trúc sư Renzo Picasso đã nghĩ ra một kế hoạch thay đổi cơ sở hạ tầng giao thông cực kỳ đột phá

dechongketxekientrucsuthapnien90danghirathietkeduo

Bản vẽ American Multiple Highway của Renzo Picasso.

 Tại New York nói riêng và nhiều thành phố lớn trên thế giới nói chung, tình hình giao thông phức tạp đã là một vấn nạn tồn tại hàng thập kỷ. Trong những giờ cao điểm, gần như là bạn hoàn toàn bị kẹt cứng trong biển xe mênh mông và tiếng còi inh ỏi.

Kẹt xe là vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia. Nhưng nếu những chiếc xe được chạy trên đường cao tốc nhiều tầng thì sao?

Đó chính là tương lai của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ mà vào năm 1930, kiến trúc sư và nhà thiết kế đô thị Renzo Picasso đã nghĩ đến, và ông đã đưa ý tưởng đường cao tốc thành phố New York vào bản vẽ. Ý tưởng này là một phần của dự án giải quyết giao thông trong tương lai cho các thành phố lớn như Manhattan, London và Geneva của ông.

Kế hoạch thay đổi giao thông New York của Picasso được đặt tên là “American Multiple Highway”, trong đó, các tuyến đường cao tốc sẽ có đến bốn tầng dành cho xe và tàu điện. Những đường cao tốc nhiều tầng này kéo dài đến đường hầm Holland, đường hầm Lincoln, và đến cầu Brooklyn và cầu Manhattan.

Từ trên xuống, tầng cao nhất sẽ dành cho tàu điện, nằm bên dưới là đường cao tốc dành cho xe. Tầng dưới nữa sẽ cung cấp các bãi đậu xe và tầng cuối cùng sẽ được dùng cho lưu thông trong khu vực nội bộ.

Nếu ý tưởng đường cao tốc của Picasso thành hiện thực thì chắc rằng nó sẽ giúp giảm vấn nạn kẹt xe trên các thành phố lớn do nó giúp phân luồng từng loại xe cụ thể vào các tầng dành riêng. Ý tưởng này cũng giúp tạo nhiều không gian cho người đi bộ hơn.

Nhưng việc lái xe trên một đường cao tốc nhiều tầng là quá nguy hiểm. Chỉ cần một vụ tại nạn xảy ra và có một chiếc xa bay ra khỏi đường rồi rơi xuống bên dưới thì cả khu vực sẽ trở thành thảm họa. Do đó, kế hoạch đường nhiều tầng của Picasso vẫn chỉ mãi nằm trong bản vẽ. Nhưng biết đâu được trong tương lai sẽ có ai đó kế thừa ý tưởng này thì sao?

Ý kiến của bạn

Bình luận