"Kịch bản" giảm giá vé đợt 2 cho BOT QL 91 và Cần Thơ-Phụng Hiệp

Tác giả: Mỹ Lệ

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 29/01/2018 14:09

Doanh nghiệp cần tính toán và xem xét các trường hợp được giảm của người dân địa phương và có phương án thống nhất để tránh gây bức xúc về sau

 

IMG_9499
Các phương tiện đang lưu thông qua tuyến BOT Quốc lộ 1A Cần Thơ - Phụng Hiệp

Sáng ngày 29/1, Bộ GTVT đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Cần Thơ và các doanh nghiệp đầu tư hai dự án BOT trên địa bàn tỉnh. Nội dung cuộc họp liên quan đến việc giảm giá vé cho hai trạm BOT quốc lộ 91 và BOT quốc lộ 1A Cần Thơ – Phụng Hiệp.

Đối với trạm thu phí quốc lộ 91, đại diện hai tỉnh An Giang và Kiên Giang cho biết: Hiện nay nhiều doanh nghiệp và người dân có nhu cầu đi qua quốc lộ 91 từ An Giang về Kiên Giang và ngược lại rất nhiều. Việc người dân phản ứng tại trạm BOT gây nên hình ảnh xấu và mất an ninh trật tự. Để giải quyết tình trạng trên địa phương cần phân biệt rõ ràng các loại xe, mức giảm phù hợp. Việc xác định phạm vị theo địa giới hành chính, hay theo bán kinh xung quanh trạm cũng là vấn đề cần giải quyết nhanh và thống nhât. Còn về ý kiến dời trạm, thì nhiều doanh nghiệp tại đây mong muốn dời trạm để không còn tồn tại những bất cập nói trên.

Về địa phương Cần Thơ, đại diện Quận Ô Môn và Thốt Nốt, cũng có ý kiến về việc thống nhất giảm giá vé cho người dân tại trạm T1 của dự án.

Thời gian sắp tới là cao điểm của lễ Tết, nên địa phương mong muốn Bộ GTVT và các cơ quan nghiên cứu phương án hữu hiệu tại các trạm, đặc biệt là trạm T2. Để tạo điều kiện cho người dân đi lại cũng như đảm bảo ATGT và ANTT tại khu vực các trạm này đang đặt.

Ông Nguyễn Văn Khang, đại diện nhà đầu tư cho dự án BOT Quốc lộ 91 cho biết: Đối với Trạm T1 của dự án đơn vị tiến hành giảm 100% cho xe buýt và xe không kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú tại Khu vực Bình Lập, Thới Trinh thuộc phường Phước Thới, Khu vực 12 và Khu vực 15 thuộc phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn.

Giảm 50% cho xe không kinh doanh của người dân có hộ khẩu tại phường Phước Thới, phường Thới Hòa và phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn (không bao gồm các đối tượng nêu trên, là 04 khu vực thuộc 02 phường nêu trên). Giảm 30% cho xe kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú và tổ chức có trụ sở tại văn phòng Phước Thới, phường Thới Hòa và phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn (không bao gồm các đối tượng nêu trên). Đối với các xe đã giảm giá chưa phù hợp như trên, đề nghị hết kỳ vé giảm giá đã cấp sẽ thực hiện theo đúng phương án như trên.

Đối với Trạm 2: Giảm 100% cho xe buýt, xe của người dân có hộ khẩu thường trú và tổ chức có trụ sở đặt tại phường Thới Thuận - quận Thốt Nốt, xã Vĩnh Trinh - huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Và người dân sinh sống tại phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang.

Đơn vị cũng tiến hành giảm 100% cho xe khách phục vụ vận chuyển hành khách công cộng chạy tuyển cố định sử dụng quãng đường BOT theo hướng từ Kiên Giang (QL80) về tỉnh AN Giang (QL91) và ngược lại.

 Giảm 50% giá vé hiện hành cho xe không thuộc đối tượng (không thuộc đối tượng lân cận) trên theo đề nghị của tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang. Về phương án tài chính sau tính toán, thời gian hoàn vốn với điều kiện 3 năm tăng giá vé 1 lần 18% kể từ năm 2021 thì thời gian hoàn vốn của dự án là 30 năm 11 tháng 27 ngày.

Đối với dự án BOT Quốc lộ 1A Cần Thơ - Phụng Hiệp, ông Nguyễn Đình Lợi đại diện chủ đầu tư dự án cho biết:  Đã có 571 xe của tổ chức, cá nhân vùng lân cận trạm thu phí BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp được giảm giá 30-35% từ 0h ngày 1-1-2018. Việc kiến nghị giảm tiếp giá vé đợt 2 là gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi vì phía ngân hàng không cho phép làm thế. Doanh nghiệp và ngân hàng cũng đã nhiều lần làm việc tuy nhiên nếu tiếp tục giảm thì việc chậm hoàn vốn sẽ gây nợ xấu cho dự án. Chúng tôi đề xuất địa phương có kiến nghị trực tiếp lên Chính phủ để thu hồi dự án BOT và doanh nghiệp sẵn sàng trả lại trạm.

Sau khi nghe ý kiến từ các đơn vị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết sẽ thành lập tổ công tác và giao Tổng cục đường bộ, gặp gỡ, làm việc với địa phương, doanh nghiệp để thống nhất phương án giảm giá đợt 2 tại hai dự án. Và địa phương phải chịu trách nhiệm trước việc xác nhận thông tin về số xe, và điều kiện giảm giá cho các phương tiện đã thống nhất. Và sau này nếu ngân hàng, thanh tra, kiểm toán… có kiểm tra thì chúng ta có các thông tin để cung cấp về việc miễn giảm này. Vì việc giảm giá vé ảnh hưởng đến thu ngân sách nên chúng ta phải bàn bạc, thống nhất từ địa phương đến các cơ quan ban ngành. Và việc giảm giá có ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước do đó không chỉ riêng doanh nghiệp có thể quyết định việc giảm hay không.

Ý kiến của bạn

Bình luận