Học văn bằng vẽ sơ đồ tư duy độc đáo

14/06/2016 14:25

Nhân vật Chí Phèo, Mị hay các vấn đề như văn hóa ứng xử trong lễ hội được HS thể hiện sáng tạo qua phương pháp trình bày sơ đồ tư duy.

sodotuduy1Thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên dạy Ngữ văn, trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) là admin của một diễn đàn văn học, thường xuyên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy. Ý tưởng dạy học này được thầy Quỳnh lấy cảm hứng từ Tony Buzan - người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map.

sodotuduy2Tác phẩm "Vội vàng" - nhà thơ Xuân Diệu qua cách thể hiện của học sinh Lê Thu Trang - lớp chuyên ban khối D, trường THPT Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội.

sodotuduy3Nguyễn Hà Lâm Thy – học sinh lớp 12, trường THPT Nam Hà, TP Biên Hòa, Đồng Nai từng có nhiều tác phẩm vẽ sơ đồ tư duy trên các diễn đàn văn học. Lâm Thy chia sẻ, từ bé, cô đã ước mơ trở thành nhà thiết kế nên rất thích sử dụng hình ảnh trong học tập. Điều này giúp Thy không phải nhớ kiến thức một cách máy móc.  

sodotuduy4“Não bộ của chúng ta ghi nhớ hình ảnh, màu sắc và âm thanh tốt hơn ký tự chữ và những con số. Vì vậy, em dùng phương pháp này nhằm tăng cường sự liên tưởng, giúp sơ đồ thêm sinh động, dễ nhớ” – nữ sinh chia sẻ. 

sodotuduy5Ở lớp, Thy chăm chú nghe thầy cô giảng bài. Về nhà, nữ sinh vẽ lại nội dung bài tập theo cấu trúc sơ đồ tư duy.

sodotuduy6Bài dự thi về vẽ sơ đồ tư duy của Thy trên Facebook nhận được nhiều ý kiến tích cực, đặc biệt là học sinh đang ôn thi THPT quốc gia.  

sodotuduy7Nữ sinh này mong muốn kiến thức cảm thụ qua tác phẩm kết hợp việc liên tưởng hình ảnh, màu sắc sẽ giúp cô đạt kết quả tốt trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

sodotuduy8Nguyễn Huyền Nhung – học sinh trường THPT Liên Hà (Đông Anh, Hà Nội) vẽ sơ đồ tư duy về thực trạng văn hóa ứng xử khi tham gia lễ hội. Trong bài viết, Nhung nêu: “Trước một nơi linh thiêng như đền thờ, nhiều người ngang nhiên xả rác bừa bãi, vứt rác bẩn ngay trước cửa đền. Tiếng nói tục chửi bậy, tiếng còi xe máy, ôtô, hình ảnh những cô gái ăn mặc thiếu kín đáo cũng không phải hiếm gặp trong một lễ hội”. 

sodotuduy9Trịnh Lê Quỳnh Anh – Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm TP Biên Hòa, Đồng Nai bàn về văn học dân gian, cụ thể là ca dao. Quỳnh Anh chia sẻ: “Người Việt Nam sống sâu đậm luôn đặt tính dân tộc lên hàng đầu, luôn yêu thương và chia sẻ, cảm thông. Tất cả những điều đó được tác giả đưa vào ca dao, nhạc điệu”. 

Ý kiến của bạn

Bình luận