Học chủ động giúp học sinh phổ thông giảm bớt áp lực

17/10/2017 06:42

Lịch học thêm dày đặc cùng danh sách dài bài tập về nhà là nỗi áp lực đè nặng lên vai học sinh THPT. Đây là lý do nhiều em tìm kiếm các phương pháp học chủ động để thay đổi.

1 (1)
Nhiều học sinh mong muốn giải thoát bản thân khỏi những áp lực, để việc học không còn là nỗi ám ảnh mỗi ngày.

Học chủ động sẽ giúp học sinh tự sắp xếp thời gian biểu, tự khám phá ra điểm mạnh - yếu của mình và khiến việc học bớt áp lực hơn.

Áp lực học dường như muôn thuở

Thực tế đã có những câu chuyện đau lòng về học sinh trầm cảm, tự tử do áp lực học tập, thi trượt đại học… Hàng ngày ngoài việc học ở trường, tối đến nhiều em vẫn phải miệt mài đến các lớp học thêm để luyện thi, học nâng cao. Bài tập trên lớp chưa làm xong đã có thêm một loạt bài thêm chờ sẵn, cả tuần không có một ngày nghỉ.

Bên cạnh đó, ngoài áp lực bài vở trên lớp, nhiều học sinh còn phải đối diện sức ép từ gia đình, thành tích học tập, thậm chí là kỷ luật khắt khe của trường lớp.

Thầy Nguyễn Thành Công - giáo viên trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội khẳng định, áp lực học tập luôn hiện hữu, dù ít dù nhiều đều không tránh khỏi và đó cũng là một phần giúp các em có động lực học tập tốt hơn. Muốn đối mặt với áp lực và vượt qua chúng dễ dàng, các em học sinh cần học tập tự chủ: tự chủ trong tư duy, trong phương pháp học, tự lựa chọn cho mình cách học phù hợp và bản thân thấy hiệu quả nhất.

Học chủ động (Active Learning) là phương pháp mang lại hiệu quả và được áp dụng ở nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Anh, Hà Lan, Đức… Học chủ động là hình thức mà người học vừa là người tiếp thu, vừa là người chủ động tìm kiếm kiến thức, khám phá tri thức và đặt ra mục tiêu cho bản thân, hoạch định lộ trình đạt mục tiêu đó.

Với phương pháp này, học sinh có thể tự sắp xếp được thời gian, lịch trình học phù hợp cho bản thân. Đồng thời, các em có thể tự khám phá ra điểm mạnh, cách học yêu thích của mình, khiến cho việc học trở nên dễ thở hơn.

Nắm bắt phương pháp học chủ động

Đôi khi, học chủ động đơn giản là đọc tài liệu trước khi đến lớp. Nếu bạn đến lớp với tâm thế đã chuẩn bị sẵn về bài học hôm đó, tại buổi học đặt ra những thắc mắc của mình với giáo viên, thì tiết học ấy sẽ có ích hơn rất nhiều. Thay vì chỉ đọc sách giáo khoa, chờ đợi thầy cô hướng dẫn cách làm bài tập, học sinh THPT cần tự tìm kiếm để bổ sung kiến thức từ các nguồn thông tin khác.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà có nhiều nhân vật dường như “chỉ chơi”, chẳng mấy khi xuất hiện ở các lò luyện nhưng kết quả học tập vẫn luôn ở top đầu của lớp. Điểm khác biệt của họ chính là ở tinh thần chủ động trong học tập.

Trong thực tế, rất nhiều bạn đã tìm được cách học nhàn, ít áp lực mà hiệu quả. Như bạn Nguyễn Xuân Đại, học trò của thầy Nguyễn Thành Công, đạt 29,8 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, tính cả điểm cộng là 30,8 điểm. Đại hiện là sinh viên năm nhất ĐH Y Hà Nội. Từ khi vào cấp 3, Đại đã tự kết hợp việc học trên trường cùng học trực tuyến trên hocmai.vn để tiết kiệm thời gian học tập.

Học trực tuyến là phương pháp được nhiều teen THPT lựa chọn để chủ động hơn trong học tập. Không dừng lại ở việc xem video bài giảng, học trực tuyến còn có nhiều tính năng hỗ trợ tương tác như: thường xuyên được kết nối, trao đổi bài với thầy cô, bạn bè, được hệ thống nhắc nhở, báo cáo, đánh giá kết quả học tập thường kỳ…

Một trong những đơn vị đào tạo trực tuyến uy tín, được đông đảo các bạn trẻ lựa chọn có thể kể đến Hệ thống Giáo dục Homai ở cấp THCS và THPT. Các học sinh có thể lựa chọn đơn vị phù hợp với bậc học của mình để chủ động trong học tập, giảm thiểu áp lực, mệt mỏi, đạt hiệu quả cao.

Ý kiến của bạn

Bình luận