Hoạt động tái chế rác thải đang sụp đổ tại nhiều nơi của nước Mỹ

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Diễn đàn khoa học 20/03/2019 07:16

Biến động trên thị trường rác thải toàn cầu đã bắt đầu bắt đầu ảnh hưởng đến nước Mỹ vào năm ngoái, vấn đề này ngày một tồi tệ hơn.


racthaimy_aedu

Ảnh: AP

 Hoạt động tái chế rác thải, đã nhiều thập kỷ nay được tiến hành bởi các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ cố gắng giảm xả thải để cứu môi trường, giờ đây đang sụp đổ tại nhiều khu vực của nước Mỹ.

Philadelphia vẫn đang xử lý khoảng một nửa lượng chất thải của 1,5 triệu công dân thành phố này trong khu vực lò đốt, lò này sẽ chuyển rác thải sang năng lượng. Tại thành phố Memphis, ở khu vực sân bay quốc tế, rác ở đây được chuyển đến khu vực tập kết. 

Vào tháng trước, giới chức thành phố Florida đối diện với sự thật rằng dù họ đã cố gắng tái chế đến thế nào, chương trình xử lý rác thải vẫn không phát huy tác dụng và tạm ngưng nó lại.

Trên đây chỉ là ví dụ của 3 trong số hàng trăm thị trấn và thành phố trên khắp nước Mỹ đã ngừng chương trình tái chế, hạn chế loại chất liệu mà họ chấp nhận hoặc đành phải để cho giá cả tăng cao.

Người đứng đầu bộ phận tài chính của California, bà Fiona Ma, tuyên bố: “Chúng tôi đang trong giai đoạn khủng hoảng của quá trình tái chế chất thải”.

Khởi đầu cho xu thế này chính là Trung Quốc. Mãi cho đến tháng 1/2018, Trung Quốc vẫn là bên mua lại rất nhiều rác thải cho Mỹ. Điều này ngừng lại khi mà phía Trung Quốc quyết định rằng quá nhiều rác bị trộn lẫn với các vật liệu có thể tái chế như thùng các tông và một số loại nhựa. Sau đó, Thái Lan và Ấn Độ chấp nhận nhận nhiều rác, thế nhưng giờ đây họ cũng đang bắt đầu đưa ra chính sách hạn chế mới.

Biến động trên thị trường rác thải toàn cầu đã bắt đầu bắt đầu ảnh hưởng đến nước Mỹ vào năm ngoái, vấn đề này ngày một tồi tệ hơn. Khi mà số lượng người mua ít đi, các công ty tái chế rác thải đang cố gắng bù đắp lại cho lợi nhuận sụt giảm bằng cách tính phí cao hơn với các thành phố, thậm chí phí tái chế nhiều khi tăng gấp 4 lần so với năm ngoái.

Khi mà chi phí tăng cao, chính quyền các thành phố và thị trấn tại Mỹ đối diện với lựa chọn khó khăn, hoặc họ phải tăng thuế, hoặc họ phải từ bỏ đi nỗ lực tái chế rác thải đã được duy trì suốt từ thập niên 1970 để bảo vệ môi trường.

Ý kiến của bạn

Bình luận