Hậu Brexit, ngành hàng không đối mặt với nguy cơ “rung lắc”

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Bạn đọc 13/06/2017 09:31

Khi Brexit diễn ra, ngành hàng không sẽ phải đối diện với rất nhiều thử thách.

 

photo-1-1497061357535-24-55-539-1020-crop-14970614
Ảnh minh họa.

Điều này đặc biệt đúng đối với British Airways, thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Hàng không Quốc tế (IAG), và EasyJet.

Cả 2 đều là các hãng bay cần phải duy trì các thỏa thuận hiện tại nếu muốn khai thác các chuyến bay giữa Anh và EU, cũng như bên trong EU. Nhưng để được lợi từ Thỏa thuậ Bầu trời Mở rộng EU, họ phải thuộc quyền quản lý của Tòa án Châu Âu. Tuy nhiên điều kiện này lại trái với ý định của chính phủ Anh khi Brexit đang chuẩn bị diễn ra.

Điểm qua những vấn đề đáng lo ngại

Brexit là một mối quan ngại rất lớn đối với EasyJet. Có trụ sở ở Anh, hãng này niêm yết doanh thu bằng đồng Bảng, nghĩa là doanh thu của hãng sẽ bị tác động mạnh bởi sự sụt giảm của đồng tiền này, khiến chi phí hàng năm của EasyJet tăng lên hơn 100 triệu Bảng.

Là hãng hàng không lớn thứ 2 ở Pháp, việc kinh doanh của hãng ở Pháp bị ảnh hưởng rất mạnh bởi các cuộc tấn công khủng bố ở Paris và Nice, dẫn đến hàng ngàn chuyến bay bị hủy trong 3 tháng tháng liền vào năm 2016 và khoản lỗ 20 triệu Bảng.

Vì thế, thành công trong các cuộc đàm phán Brexit rất quan trọng đối với hãng bay này, và nó đã sẵn sàng để chuyển trụ sở về EU nếu cần thiết. Ngoài ra, để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, hãng còn xin cấp chứng chỉ Air Operator (AOC) ở một nước thành viên EU, một điều kiện cần phải đám ứng ở Anh khi Brexit diễn ra. Tất nhiên đây sẽ là điều kiện cho mọi hãng bay có trụ sở ở Anh. Nhưng có AOC chưa chắc đã đủ vì vấn đề nằm ở quyền sở hữu: các thực thể không thuộc EU không được phép sở hữu phần lớn cổ phần trong một hãng hàng không Châu Âu và ngược lại.

Các quan chức ngành hàng không hy vọng nước Anh sẽ đàm phán để duy trì quyền tiếp cận thị trường EU, nhờ đó nước này không mất quyền vận hành các chuyến bay vào EU.

Trên thực tế, để loại bỏ mọi bất trắc về điều kiện kinh doanh, điều cần có là một thỏa thuận hàng không song phương cho phép các hãng bay của Anh quốc được bay vào EU (và ngược lại). Chắc chắn là bất kỳ một sự nhượng bộ nào cũng đòi hỏi nước Anh phải tuân theo luật pháp về hàng không của EU, nghĩa là chịu sự phán quyết của Tòa án Châu Âu.

Cần phải cải cách

Hội đồng Châu Âu đã đáp lại áp lực phải xem lại các quy định về quyền sở hữu và giảm nhẹ bớt yêu cầu về đầu tư nước ngoài đối với các hãng bay Châu Âu, vốn quy định giới hạn tối đa 49% quyền sở hữu cho thực thể ngoài Châu Âu.

Hiện nay, cần phải có những quy định chặt chẽ hơn về bảo hộ nhà nước đối với các hãng bay ngoài EU (những quy định mà các thành viên EU đã phải tuân thủ). Đằng sau những biện pháp này là mong muốn tăng tính cạnh tranh của ngành hàng không Châu Âu, vốn chịu rất nhiều thử thách từ các hãng hàng không giá rẻ như Emirates, Etihad và Qatar Airways, cùng sự xuất hiện của các đối thủ khác ở Châu Á và Dubai.

Cả Lufthansa và Air France-KLM đều bày tỏ mối quan ngại về việc liệu họ có được cạnh tranh công bằng với các hãng hàng không vùng vịnh hay không. Họ đều đã bắt tay với IAG, Ryanair và EasyJet để tạo thành một nhóm vận động hành lang cho việc sửa đổi chính sách công và các quy định chung – mục đích cuối cùng là để giảm thuế và tác động của các cuộc đình công. Các đối thủ ngày xưa giờ đây đã sát cánh lại vì một tiếng nói chung.

Tầm quan trọng của một thỏa thuận

Chắc chắn một thỏa thuận sẽ không thể đạt được ngay sau khi bắt đầu các cuộc đàm phán về Brexit. Đã có tin đồn là các thỏa thuận chuyển giao hậu Brexit có thể sẽ chỉ cho phép các hãng bay của Anh khai thác đường bay thẳng chứ không được thực hiện các chuyến bay bên trong EU.

Đây là một tin buồn cho các hãng hàng không như EasyJet. Người tiêu dùng sẽ rất lo lắng nếu các cuộc tranh luận chính trị làm trì trệ công việc làm ăn và các kế hoạch du lịch của họ. Mỗi năm có khoảng 150 đến 200 triệu khách hàng (cả đi làm ăn lẫn nghỉ dưỡng) đi qua các sân bay ở nước Anh. Du lịch là một ngành mũi nhọn cho sự tăng trưởng kinh tế ở EU và vận chuyển đường hàng không là yếu tố chủ chốt đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia ở cả bên trong lẫn bên ngoài EU.

Ý kiến của bạn

Bình luận