Hành trình 50 năm “Tiếng hát át tiếng bom”

Tác giả: Vũ Thành Vũ

saosaosaosaosao
04/12/2017 08:39

Suốt hành trình 50 năm đi ra từ bom lửa, Đoàn Tiếng hát át tiếng bom - Ban 67 luôn là một “thương hiệu” lớn, một nét bản sắc văn hóa GTVT.


DSC02801
Buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đoàn Tiếng hát át tiếng bom (5/12/1867 - 5/12/2017).

Sáng ngày 3/12, tại Hà Nội, Đoàn Tiếng hát át tiếng bom đã tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Tới dự buổi gặp mặt có đồng chí Tô Huy Rứa - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng đông đảo các cán bộ, thành viên của Đoàn qua các thời kỳ.

Buổi gặp mặt là dịp để những chàng trai, cô gái Thanh niên xung phong (TNXP) ngày ấy sống lại bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ. Những tiết mục văn nghệ đã tái hiện bầu không khí hào hùng của lực lượng TNXP trên các “tuyến lửa” thời kháng chiến chống Mỹ.

DSC02776
 
DSC02788
 
DSC02805
Đồng chí Tô Huy Rứa chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn Tiếng hát át tiếng bom - Ban 67.

Khi đế quốc Mỹ phát động cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, trên khắp các tuyến đường ngày đêm rung chuyển bới khối lượng bom đạn khổng lồ, nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc XHCN đối với chiến trường miền Nam. Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lực lượng GTVT, trong đó có hàng vạn Thanh niên xung phong (TNXP) đã cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ngày đêm giáp mặt kẻ thù, thực hiện lời thề trước tổ quốc: “Máu có thể đổ, đường không thể tắc” – “Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm” – “Địch phá ta sửa ta đi, địch phá ta cứ đi”....

Đoàn Tiếng hát át tiếng bom của Bộ GTVT ra đời trong hoàn cảnh ấy, và được đích thân đồng chí Bộ trưởng Bộ GTVT Phan Trọng Tuệ thành lập, chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Đoàn phục vụ các lực lượng đảm bảo giao thông trên các tuyến đường. Với phương châm “khai thác tại chỗ” trong lực lượng hùng hậu của ngành GTVT, thanh niên xung phong. Chỉ sau một thời gian ngắn, Đoàn đã huy động được nhân sự ở Tổng đội TNXP đường sắt phía Nam, xưởng cao su Đường sắt, một số nhạc công, diễn viên, một số đoàn văn công chuyên nghiệp về. Bộ GTVT cũng điều động một số cán bộ của Bộ, các Cục, Vụ, Viện và phòng ban, Đảng ủy, phòng tuyên truyền về làm cán bộ lãnh đạo của Đoàn.

duong-20-1438
CB, CNV Ban 67 đã chiến đấu như những người lính thực thụ, đảm bảo giao thông thông suốt tiếp viện cho miền nam.

 Về xây dựng chương trình, tiết mục, phương châm của Đoàn là chọn các chuyên gia văn nghệ giỏi, tay nghề cao để “cầm tay chỉ việc”, vừa viết, vừa dàn dựng và chọn các tiết mục thiết thực phục vụ động viên các lực lượng GTVT trên các tuyến lửa.

Trong các năm 1967, 1968, 1969, Đoàn đã có hàng trăm buổi biểu diễn từ Lạng Sơn đến Khu 4, trong đó có các buổi biểu diễn ở đảo Cô Tô, Sầm Nưa, Ban đảm bảo Giao thông khu 4, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa,….

Đoàn nhiều lần được cùng tiếp khách với Bộ trưởng chào mừng các vị lãnh đạo các nước Xã hội chủ nghĩa, lực lượng quân giải phóng nhân dân Trung Quốc khôi phục giao thông đường sắt từ Hà Nội lên Mục Nam Quan.

Năm 1968, địch ném bom hạn chế, thực chất là đánh vào Khu 4, đường Trường Sơn, Bộ GTVT đã điều động Đoàn vào Ban 67, và đồng ý cho sát nhập Đội văn nghệ xung kích của Ban 67 vào Đoàn Tiếng hát át tiếng bom của Bộ và tiếp tục hoạt động mạnh mẽ.

1-dt-1631
Đoàn văn công chụp ảnh lưu niệm cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Khi công việc đảm bảo giao thông cơ bản được hoàn thành, Bộ và Ban 67 quyết định giải thể Đoàn. Đến năm 1990, nền kinh tế thị trường được khởi sắc, phong trào đền ơn đáp nghĩa được phát động. Hơn 10 anh chị em của Đoàn đã tự nguyện tập hợp lại luyện tập, xây dựng chương trình mới, kịp thời phục vụ hội diễn văn nghệ của Bộ vào năm 1995, tham gia biểu diễn chào mừng 50 năm truyền thống ngành GTVT. Từ đó, Bộ GTVT, Công đoàn ngành GTVT và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) rất hoan nghênh và ủng hộ, coi đoàn như một đơn vị thực thụ.

Từ năm 2005, yêu cầu mới đặt ra là cần phải nâng cao chất lượng biểu diễn, Đoàn phải bổ sung lực lượng trẻ. Hội âm nhạc Hà Nội đã sẵn sàng giúp đỡ “Câu lạc bộ lá đỏ” về Hội âm nhạc Hà Nội. Trong thời gian này, nhạc sỹ Duy Quang lại một lần nữa giành hết tài năng, nhiệt huyết của mình cho Đoàn. Những tiết mục xuất sắc của ông vẫn sống mãi với thời gian, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp rất nể phục. Thời gian sau đó đến nay, Đoàn liên tục biểu diễn cho các lực lượng cựu TNXP nên được Hội cựu TNXP Hà Nội tiếp nhận Đoàn vào Hội.

Mặc dù trong 50 năm qua đã có những thay đổi về tổ chức sinh hoạt, nhưng Đoàn Tiếng hát át tiếng bom vẫn là một “thương hiệu”, một nét bản sắc văn hóa GTVT. Cũng trong 50 năm ấy, nhiều đồng chí của Đoàn đã trưởng thành, một số đồng chí còn là cán bộ chủ chốt, giữ những chức vụ cao, một số cán bộ, diễn viên trở thành nhạc sỹ, nhà thơ có nhiều tác phẩm đạt giải quốc gia, được cử đi biểu diễn ở nước ngoài, đoạt nhiều huy chương Vàng, Bạc, quốc tế và trong nước.

Ý kiến của bạn

Bình luận