Hàng không-Du lịch: Đôi cánh chưa thực sự nhịp nhàng

Ý kiến phản biện 23/07/2015 09:43

Nguyên Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trần Chiến Thắng đã từng ví von du lịch-hàng không là “hai cánh của một con chim, một trong hai cánh bị tổn thương thì không thể bay cao”. Du lịch đi tới đâu hàng không đi tới đó và ngược lại ở đâu có đường bay ở đó du lịch sẽ phát triển.

 

f0b2c_hang_khong_noi_dia
Sự có mặt của những hãng hàng không nội địa mới như liều thuốc kích thích hàng không "bắt tay" du lịch chặt hơn

Hàng không chắp cánh cho du lịch 

 

Hàng năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không chiếm khoảng 80% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2014, lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không đạt hơn 6,22 triệu lượt trong tống số 7,87 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 4% so với năm 2013.

 

Theo Cục Hàng không Việt Nam, tính đến nay có khoảng trên 51 hãng hàng không nước ngoài và 2 hãng hàng không trong nước khai thác 83 đường bay từ 47 điểm đến các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam, kết nối hầu hết các thị trường trọng điểm của du lịch nội địa.

Trong 5 năm trở lại đây, hoạt động vận chuyến hàng không đã phát triển mạnh mẽ với sự tăng lên của các hãng hàng không quốc tế, hàng không nội địa, các hãng hàng không giá rẻ... đã tạo ra sự đa dạng về điểm đến và sản phẩm dịch vụ; đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng lượng khách du lịch nội địa và khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

 

Lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài sử dụng dịch vụ hàng không cũng ngày càng tăng lên. Hàng năm có khoảng 5 triệu người Việt Nam đi nước ngoài.

 

Chính yếu tố lượng khách ra-vào Việt Nam du lịch tăng cao đã thúc đấy gia tăng của các hãng hàng không nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam cũng như tăng cường hợp tác mở các đường bay trực tiếp tới các nước là thị trường trọng điếm của du lịch Việt Nam.

 

Bên cạnh đó, hoạt động du lịch hàng không thông qua hình thức thuê bao chuyến máy bay từ một số thị trường như Nga, Trung Quốc... qua một số sân bay như Đà Nẵng, Cam Ranh đã được khai thác hiệu quả, tạo ra sự tăng trưởng đột phá từ các thị trường này đến Việt Nam. Một số phương tiện đường không mới được đưa vào khai thác, góp phần tạo ra các sản phẩm mới, tăng sức hút đôi với điểm đến như dịch vụ tham quan các điểm đến bằng thủy phi cơ, trực thăng chuyên phục vụ khách du lịch; khinh khí cầu... Mới đây nhất, Công ty CP Liên doanh đầu tư quốc tế KLF cùng với đối tác là Công ty Trực thăng miền Bắc (VNH) đã tổ chức Lễ giới thiệu dịch vụ bay du lịch bằng trực thăng EC 130 T2, lần đầu tiên xuất hiện tại miền Bắc. Còn trước đó, dịch vụ máy bay trực thăng du lịch đã được đưa vào khai thác tại miền Trung (Đà Nẵng) và miền Nam (TPHCM).

 

Chất lượng dịch vụ hàng không từng bước được nâng cao: tình trạng hoãn, hủy, chậm chuyến bay đã được cải thiện đáng kể; chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không ngày càng hoàn thiện. Sự phối hợp liên ngành giữa một số đơn vị hải quan, xuất nhập cảnh bố trí lại mặt bằng của các đơn vị cung cấp dịch vụ phi hàng không tạo sự thông thoáng cho hành khách. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là internet trong việc mua bán vé máy bay và thanh toán điện tử đã tạo nhiều thuận lợi hơn cho khách du lịch.

 

Vẫn còn lỏng lẻo

 

Song, dù mối quan hệ này được ý thức xây dựng từ rất lâu nhưng sau bao năm vẫn chưa thực sự nhuần nhuyễn.

 

Bắt đầu từ năm 2008, nhiều chương trình kích cầu du lịch kết hợp với hàng không đã được triển khai thúc đẩy hoạt động du lịch nhờ sự ưu đãi về giá và dịch vụ. Giá vé máy bay chiếm tới 70% cấu thành sản phẩm du lịch. Việc các hãng hàng không dành cho doanh nghiệp lữ hành mức giá vé ưu đãi giảm từ 20-50%, thậm chí có những mức giá không tưởng tới các thị trường trọng điểm (0 đồng) trong và ngoài nước đã thực sự khiến du lịch bùng nổ.

 

Lượng khách du lịch nội địa sử dụng đường hàng không  tăng trưởng mạnh mẽ theo từng năm. Năm 2014, Việt Nam đã đón và phục vụ được 38,5 triệu lượt khách du lịch nội địa. Sự bùng nổ khách nội địa trong những năm gần đây là nhờ vai trò đóng góp quan trọng của các hãng hàng không nội địa, đặc biệt là VNA (chiếm 70-75% thị phần vận chuyển nội địa), Vietjet Air.

 

Nhiều hãng hàng không nước ngoài cũng đã lựa chọn doanh nghiệp du lịch Việt Nam làm đại lý cho hãng tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy phát triển mạng lưới bán vé và kinh doanh lữ hành, giúp cắt giảm nhiều chi phí cho doanh nghiệp hai bên.

 

Thành tựu trên cho thấy, có sự thay đổi rất lớn trong phối hợp, hỗ trợ của hàng không với du lịch. Tuy nhiên, ngành Du lịch, đặc biệt là lữ hành vẫn còn nhiều bức xúc khi làm việc với hàng không.

 

Không chỉ thiếu sự nhịp nhàng hài hòa trong vấn đề phối hợp tổ chức các sự kiện xúc tiến chung, ngành Du lịch còn vấp phải tình trạng thường xuyên thiếu thông tin về hàng không như lịch trình bay, khả năng cung ứng chỗ, giá vé…

 

Rất nhiều DN than rằng quá bị động và gặp nhiều khó khăn trong việc đặt vé máy bay cho khách vào mùa cao điểm. Các chương trình khuyến mãi giá vé thì lại buộc phải đặt chỗ sớm trước 6 tháng khiến các công ty du lịch khó gom được khách lẻ. Một DN lữ hành chia sẻ: “Cứ đến các dịp 30/4, 1/5 là lữ hành phải "ôm" vé máy bay từ sớm, nếu không "ôm" sẽ không mua được vé, nhưng nếu "ôm" mà chẳng may không bán được tour thì không biết phải làm sao”. Chưa kể việc hàng không áp dụng hình thức phạt khi đổi tên khách hàng hay ghi vé sai tên cùng yêu cầu các công ty du lịch khẳng định số lượng khách trước 1 tháng không phù hợp với thực tiễn của ngành Du lịch".

 

Trong khi đó, nguồn vé giá rẻ dành cho du lịch trên thực tế chỉ đến với những công ty du lịch lớn mà hàng không lựa chọn. Chẳng hạn VNA có chính sách vé đặc biệt cho 6 hãng lữ hành phía Nam, 6 hãng lữ hành phía Bắc là khách hàng lớn, thường xuyên và ổn định. Còn các công ty du lịch nhỏ hầu như không tiếp cận được, và phải thông qua đại lý, lúc đấy giá vé sẽ bị đội lên.

 

Việc mở đường bay của các hãng hàng không đã rút ngắn khoảng cách giữa các điểm du lịch, khiến cho thời gian trên đường đi ngắn hơn và thời gian hưởng thụ kỳ nghỉ thực sự dài hơn. Song có lẽ trong mối quan hệ giữa các hãng hàng không với lữ hành, cần có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau thực sự vì lợi ích chung  thì mối quan hệ này và chính sự phát triển của hai ngành hàng không và du lịch mới thực sự bền vững.

Hàng không chắp cánh cho du lịch 

Hàng năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không chiếm khoảng 80% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2014, lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không đạt hơn 6,22 triệu lượt trong tống số 7,87 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 4% so với năm 2013.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, tính đến nay có khoảng trên 51 hãng hàng không nước ngoài và 2 hãng hàng không trong nước khai thác 83 đường bay từ 47 điểm đến các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam, kết nối hầu hết các thị trường trọng điểm của du lịch nội địa.

 Về vận chuyển hàng không nội địa, đến cuối 2014, chúng ta có 5 hãng hàng không khai thác thị trường hàng không nội địa là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air, Vasco và Hải Âu. Hiện nay cả nước có 21 sân bay đang hoạt động, trong đó có 8 sân bay quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh, Cần Thơ, Phú Quốc, Vinh. Đặc biệt Nhà ga quốc tế T2 tại sân bay Nội Bài, Sân bay Phú Quốc được đưa vào khai thác đã cải thiện rõ rệt năng lực đón và phục vụ lượng khách đến các trung tâm du lịch.

Trong 5 năm trở lại đây, hoạt động vận chuyến hàng không đã phát triển mạnh mẽ với sự tăng lên của các hãng hàng không quốc tế, hàng không nội địa, các hãng hàng không giá rẻ... đã tạo ra sự đa dạng về điểm đến và sản phẩm dịch vụ; đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng lượng khách du lịch nội địa và khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

Lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài sử dụng dịch vụ hàng không cũng ngày càng tăng lên. Hàng năm có khoảng 5 triệu người Việt Nam đi nước ngoài.

Chính yếu tố lượng khách ra-vào Việt Nam du lịch tăng cao đã thúc đấy gia tăng của các hãng hàng không nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam cũng như tăng cường hợp tác mở các đường bay trực tiếp tới các nước là thị trường trọng điếm của du lịch Việt Nam.

Bên cạnh đó, hoạt động du lịch hàng không thông qua hình thức thuê bao chuyến máy bay từ một số thị trường như Nga, Trung Quốc... qua một số sân bay như Đà Nẵng, Cam Ranh đã được khai thác hiệu quả, tạo ra sự tăng trưởng đột phá từ các thị trường này đến Việt Nam. Một số phương tiện đường không mới được đưa vào khai thác, góp phần tạo ra các sản phẩm mới, tăng sức hút đôi với điểm đến như dịch vụ tham quan các điểm đến bằng thủy phi cơ, trực thăng chuyên phục vụ khách du lịch; khinh khí cầu... Mới đây nhất, Công ty CP Liên doanh đầu tư quốc tế KLF cùng với đối tác là Công ty Trực thăng miền Bắc (VNH) đã tổ chức Lễ giới thiệu dịch vụ bay du lịch bằng trực thăng EC 130 T2, lần đầu tiên xuất hiện tại miền Bắc. Còn trước đó, dịch vụ máy bay trực thăng du lịch đã được đưa vào khai thác tại miền Trung (Đà Nẵng) và miền Nam (TPHCM).

Chất lượng dịch vụ hàng không từng bước được nâng cao: tình trạng hoãn, hủy, chậm chuyến bay đã được cải thiện đáng kể; chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không ngày càng hoàn thiện. Sự phối hợp liên ngành giữa một số đơn vị hải quan, xuất nhập cảnh bố trí lại mặt bằng của các đơn vị cung cấp dịch vụ phi hàng không tạo sự thông thoáng cho hành khách. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là internet trong việc mua bán vé máy bay và thanh toán điện tử đã tạo nhiều thuận lợi hơn cho khách du lịch.

Vẫn còn lỏng lẻo

Song, dù mối quan hệ này được ý thức xây dựng từ rất lâu nhưng sau bao năm vẫn chưa thực sự nhuần nhuyễn.

Bắt đầu từ năm 2008, nhiều chương trình kích cầu du lịch kết hợp với hàng không đã được triển khai thúc đẩy hoạt động du lịch nhờ sự ưu đãi về giá và dịch vụ. Giá vé máy bay chiếm tới 70% cấu thành sản phẩm du lịch. Việc các hãng hàng không dành cho doanh nghiệp lữ hành mức giá vé ưu đãi giảm từ 20-50%, thậm chí có những mức giá không tưởng tới các thị trường trọng điểm (0 đồng) trong và ngoài nước đã thực sự khiến du lịch bùng nổ.

Lượng khách du lịch nội địa sử dụng đường hàng không  tăng trưởng mạnh mẽ theo từng năm. Năm 2014, Việt Nam đã đón và phục vụ được 38,5 triệu lượt khách du lịch nội địa. Sự bùng nổ khách nội địa trong những năm gần đây là nhờ vai trò đóng góp quan trọng của các hãng hàng không nội địa, đặc biệt là VNA (chiếm 70-75% thị phần vận chuyển nội địa), Vietjet Air.

Nhiều hãng hàng không nước ngoài cũng đã lựa chọn doanh nghiệp du lịch Việt Nam làm đại lý cho hãng tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy phát triển mạng lưới bán vé và kinh doanh lữ hành, giúp cắt giảm nhiều chi phí cho doanh nghiệp hai bên.

Thành tựu trên cho thấy, có sự thay đổi rất lớn trong phối hợp, hỗ trợ của hàng không với du lịch. Tuy nhiên, ngành Du lịch, đặc biệt là lữ hành vẫn còn nhiều bức xúc khi làm việc với hàng không.

Không chỉ thiếu sự nhịp nhàng hài hòa trong vấn đề phối hợp tổ chức các sự kiện xúc tiến chung, ngành Du lịch còn vấp phải tình trạng thường xuyên thiếu thông tin về hàng không như lịch trình bay, khả năng cung ứng chỗ, giá vé…

Rất nhiều DN than rằng quá bị động và gặp nhiều khó khăn trong việc đặt vé máy bay cho khách vào mùa cao điểm. Các chương trình khuyến mãi giá vé thì lại buộc phải đặt chỗ sớm trước 6 tháng khiến các công ty du lịch khó gom được khách lẻ. Một DN lữ hành chia sẻ: “Cứ đến các dịp 30/4, 1/5 là lữ hành phải "ôm" vé máy bay từ sớm, nếu không "ôm" sẽ không mua được vé, nhưng nếu "ôm" mà chẳng may không bán được tour thì không biết phải làm sao”. Chưa kể việc hàng không áp dụng hình thức phạt khi đổi tên khách hàng hay ghi vé sai tên cùng yêu cầu các công ty du lịch khẳng định số lượng khách trước 1 tháng không phù hợp với thực tiễn của ngành Du lịch".

Trong khi đó, nguồn vé giá rẻ dành cho du lịch trên thực tế chỉ đến với những công ty du lịch lớn mà hàng không lựa chọn. Chẳng hạn VNA có chính sách vé đặc biệt cho 6 hãng lữ hành phía Nam, 6 hãng lữ hành phía Bắc là khách hàng lớn, thường xuyên và ổn định. Còn các công ty du lịch nhỏ hầu như không tiếp cận được, và phải thông qua đại lý, lúc đấy giá vé sẽ bị đội lên.

Việc mở đường bay của các hãng hàng không đã rút ngắn khoảng cách giữa các điểm du lịch, khiến cho thời gian trên đường đi ngắn hơn và thời gian hưởng thụ kỳ nghỉ thực sự dài hơn. Song có lẽ trong mối quan hệ giữa các hãng hàng không với lữ hành, cần có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau thực sự vì lợi ích chung  thì mối quan hệ này và chính sự phát triển của hai ngành hàng không và du lịch mới thực sự bền vững.

Ý kiến của bạn

Bình luận