Hàng không chủ động, tích cực “đón” 4.0

Tác giả: Việt Cường

saosaosaosaosao
Ứng dụng 27/05/2019 14:49

Rõ ràng nhất, thực tế nhất, cụ thể nhất là những cụm để miêu tả sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đến ngành Hàng không. Được biết đến là lĩnh vực có mức độ tự động hóa và an toàn cao, hàng không luôn chủ động, sẵn sàng tiếp cận và làm chủ công nghệ mới, vươn cao sải cánh trên bầu trời hội nhập.

 

1
Tổ hợp buồng lái mô phỏng máy bay của Vietnam Airlines

 Quản lý điều hành bay bước vào 4.0

Dịch vụ Thông tin, dẫn đường, giám sát (CNS) là một trong 5 dịch vụ công ích mà Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cung cấp cho các chuyến bay đi/đến các sân bay và các chuyến bay quá cảnh qua vùng thông báo bay của Việt Nam. Các trang thiết bị CNS đóng vai trò quan trọng vì đây chính là những phương tiện kỹ thuật, hạ tầng cơ sở để thực hiện cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Đối với dịch vụ CNS, khi chuyển sang 4.0, các mạng công nghệ thông tin nhỏ lẻ, riêng biệt, dữ liệu lưu trữ rời rạc sẽ chuyển thành mạng công nghệ thông tin ATN toàn cầu dành cho ngành Hàng không với cơ sở dữ liệu được xây dựng tập trung, các thông tin trong lĩnh vực hàng không sẽ được chuyển thành dạng dữ liệu số và truyền trên nền tảng mạng ATN. Các đường truyền dữ liệu Ground-to-Air cần được thiết lập như: HF Data link, VHF Data link, Transponder mode S, VSAT… kèm theo đó là các thiết bị cũng phải thay đổi tương ứng. Cùng với đó cần phải xây dựng ban hành các quy định và thiết lập hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin trên.

Hệ thống dẫn đường truyền thống sử dụng VOR/DME, NDB sẽ chuyển dần sang dẫn đường theo tính năng với công nghệ dẫn đường chủ đạo dựa trên vệ tinh (GNSS) và các công nghệ kèm theo như DME/DME, GBAS, SBAS.

Hệ thống giám sát truyền thống sử dụng radar sẽ cần phải nâng cấp sang Mode S để cung cấp các đường truyền số liệu, đồng thời kết hợp với các công nghệ giám sát tiên tiến như: Giám sát ADS-B sử dụng vệ tinh hay công nghệ giám sát chủ động MLAT, WAM.

Đối với lĩnh vực công nghiệp hàng không: Để đáp ứng yêu cầu cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi phải thay đổi dây chuyền công nghệ sang tự động hóa, các sản phẩm công nghiệp hàng không phải tích hợp tỉ trọng trí tuệ nhân tạo cao. Để đạt được điều này cần phải nâng cao công tác nghiên cứu phát triển, tập trung vào nghiên cứu các sản phẩm có hàm lượng chất xám và mức độ tự động hóa cao, nâng cấp tổ chức nghiên cứu phát triển thành Trung tâm R&D hoạt động nghiên cứu phát triển.

Đối với lĩnh vực bay kiểm tra hiệu chuẩn: Ngoài việc cung cấp dịch vụ bay kiểm tra hiệu chuẩn các trang thiết bị truyền thống sẽ phải đầu tư nguồn lực máy bay, trang thiết bị bay hiệu chuẩn, huấn luyện về con người để thực hiện được bay kiểm tra hiệu chuẩn các thiết bị công nghệ mới và bay kiểm tra đánh giá phương thức bay.

Ngoài ra, dịch vụ thông báo tin tức hàng không sẽ từng bước chuyển đổi từ cung cấp dịch vụ tin tức hàng không sang quản lý tin tức hàng không theo lộ trình chuyển đổi của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Như vậy, cuộc CMCN 4.0 có tác động rất lớn đối với doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị lớn về nguồn lực tài chính để đầu tư về công nghệ, trang thiết bị và hạ tầng kỹ thuật; tổ chức sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giản và phù hợp với mô hình mới, tổ chức huấn luyện đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như áp dụng các công cụ quản trị doanh nghiệp tiên tiến như ERP để có thể đáp ứng được theo các yêu cầu mới. Theo đó, VATM đã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để đảm bảo phát triển thành công theo xu hướng trong tương lai.

Vietnam Airlines dần hiện thực hóa trở thành hãng hàng không công nghệ số

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị và nâng cao chất lượng dịch vụ hành khách, thực hiện mục tiêu đưa Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) trở thành Hãng hàng không công nghệ số (Digital Airline) trước năm 2020, Vietnam Airlines và Tập đoàn Sabre - nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin hàng không, khách sạn và du lịch hàng đầu của Hoa Kỳ đã ký kết mở rộng hợp tác chiến lược trong lĩnh vực công nghệ thông tin hàng không với trị giá 300 triệu USD. Hợp tác chiến lược với Sabre là nỗ lực tiên phong của Vietnam Airlines trong thời kỳ công nghệ 4.0. Theo đó, Vietnam Airlines sẽ tiến tới triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất của Sabre trong lĩnh vực hàng không như: Lập kế hoạch đường bay, lịch bay; Điều hành bay; Quản trị giá cước và doanh thu; Hệ thống phục vụ hành khách cho đơn vị thành viên… Ông Dương Trí Thành - Tổng giám đốc Vietnam Airlines nhấn mạnh: “Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò chủ lực, Vietnam Airlines không chỉ dừng lại ở nỗ lực mở rộng đội tàu bay và nâng cao chất lượng dịch vụ, mà còn đặc biệt chú trọng tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin hàng không và tự động hóa”.

Về cơ sở vật chất, Vietnam Airlines hiện đã trang bị Tổ hợp buồng lái mô phỏng máy bay (SIM) đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu cột mốc vượt bậc trong chiến lược đầu tư về đào tạo phi công của Hãng. Tổ hợp buồng lái mô phỏng máy bay đặt tại Trung tâm huấn luyện của Vietnam Airlines gồm 4 thiết bị mô phỏng buồng lái do Vietnam Airlines đầu tư và hợp tác kinh doanh với nhà sản xuất thiết bị mô phỏng buồng lái Canada CAE Inc. (CAE), trong đó có 02 thiết bị dành cho đào tạo phi công đội bay A321, 01 thiết bị mô phỏng buồng lái A350 và 01 thiết bị cho đội bay Boeing 787. Việc xây dựng và thành lập Tổ hợp buồng lái mô phỏng máy bay sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho Vietnam Airlines nói riêng và ngành Hàng không nói chung trên nhiều phương diện, đặc biệt là giúp Vietnam Airlines chủ động trong công tác đào tạo, đảm bảo số lượng, chất lượng phi công ở mức cao nhất theo chuẩn quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và chất lượng trong khai thác.

Có thể nói, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines luôn là đơn vị tiên phong trong ngành Hàng không ứng dụng khoa học công nghệ, mang lại nhiều tiện ích cho hành khách. Hiện tại, Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên tại châu Á cung cấp bản đồ sân bay kỹ thuật số với số lượng bản đồ nhiều nhất thế giới. Theo đó, khách hàng của Vietnam Airlines có thể dễ dàng tiếp cận 67 bản đồ tại 9 sân bay trong nước và 58 sân bay quốc tế. Bản đồ sân bay có chức năng định vị, chỉ dẫn hành khách tới các khu vực tại sân bay như quầy check-in, khu vực gửi hành lý, cửa khởi hành, nhà hàng, bãi đỗ xe… Hành khách có thể sử dụng bản đồ bằng cách tải miễn phí ứng dụng di dộng Vietnam Airlines trên hệ điều hành Android, iOS hoặc truy cập website của Hãng.

Nhằm mang đến cho hành khách thêm trải nghiệm thuận tiện, vừa qua Vietnam Airlines đã chính thức ra mắt dịch vụ làm thủ tục lên máy bay qua điện thoại (telephone check-in) do Công ty Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) - đơn vị thành viên của Vietnam Airlines cung cấp. Hiện nay, Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ tiện ích này. Dịch vụ được áp dụng cho các chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất và tiếp tục được nghiên cứu để mở rộng đến các sân bay khác trong thời gian tới.

Ngoài dịch vụ telephone check-in, Vietnam Airlines đã triển khai dịch vụ kiosk check-in tại hàng loạt sân bay nước ngoài. Dịch vụ này giúp hành khách có thể làm thủ tục trong khoảng thời gian từ 24 tiếng đến 60 phút trước giờ khởi hành dự kiến, tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ đợi, chủ động lựa chọn ghế ngồi và in thẻ máy bay ngay tại sân bay. Hành khách không mang hành lý ký gửi có thể sử dụng thẻ lên máy bay in từ kiosk để đi thẳng vào khu vực an ninh lên tàu bay.

Ngoài Vietnam Airlines, các hãng hàng không khác cũng rất chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, đây được xem là “chìa khóa” để hàng không Việt Nam hội nhập và phát triển

Ý kiến của bạn

Bình luận