Hai Trạm BOT Nam và Bắc Bình Định lên kế hoạch giảm giá vé

Thị trường 07/12/2017 17:46

Vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định cùng với Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án đã có cuộc họp thống nhất về việc giảm giá vé qua 2 trạm thu phí BOT Nam và BOT Bắc Bình Định.

 

Hai Trạm BOT Nam và Bắc Bình Định lên kế hoạch giả
Trước đó các tài xế đã dùng tiền lẻ 500 đồng để phản đối giá vé qua Trạm thu phí BOT Nam Bình Định

Theo đó, Sở GTVT Bình Định đã phối hợp với các địa phương, nhà đầu tư BOT rà soát, thống nhất đề xuất giảm giá vé như sau:

Đối với giảm giá chung: Loại 1, giảm còn 25.000 đồng; loại 2 giảm còn 45.000 đồng; loại 3 giảm còn 70.000 đồng; loại 4 còn 115.000 đồng, loại 5 còn 175.000 đồng.

Đối với việc giảm giá vé cho người dân địa phương vùng lân cận, áp dụng đối với phương tiện Loại 1, cho các chủ phương tiện (không kinh doanh), xe biển xanh, xe buýt, xe chở rác, mức giảm, 50% so với mức giá chung sau khi giảm giá.

Sở GTVT Bình Định cũng phối hợp với Nhà đầu tư BOT, địa phương rà soát đối tượng được giảm 50%, để báo cáo UBND tỉnh đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Nhà đầu tư triển khai thực hiện.

Thực tế, chất lượng QL 1A đoạn qua địa bàn rất kém. Mùa mưa đường càng hư, gây tai nạn rất nhiều. Tại huyện Phù Mỹ, QL 1A chắp quá dày đặc.

Trong khi đó, riêng tỉnh Bình Định có đến 3 trạm BOT, giá vé vẫn rất cao. Nhưng điều đáng nói là nhiều người dân dù không sử dụng đường vẫn phải đóng phí.

Trước đó, vào chiều tối ngày 14-11, một số tài xế đã dùng tiền lẻ mệnh giá từ 500 đồng đến 2.000 đồng để mua vé khi lưu thông trên Quốc lộ 1A qua Trạm thu phí BOT Nam Bình Định (Km 1212+550, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn), khiến giao thông qua lại trên Quốc lộ 1 bị ách tắc.

Theo tìm hiểu, việc các tài xế dùng tiền lẻ qua trạm chỉ với mục đích phản đối trạm BOT thu phí quá cao trong khi mặt đường quá xấu, bong tróc, lồi lõm...

Nhiều tài xế cho rằng vị trí đặt trạm thu phí BOT Nam Bình Định khiến nhiều phương tiện ở địa phương chỉ đi trên QL 1A một đoạn chưa đến 2km nhưng vẫn phải đóng phí cho cả đoạn đường dài hơn 40km.

Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Nguyễn Minh Khánh, Phó Giám đốc Điều hành Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh, lý giải: Do tỉnh Bình Định, trong những năm gần đây phải hứng chịu hàng nhiều trận lũ liên tiếp khiến một số đoạn QL 1 bị ngập nước, dẫn đến hư hỏng cục bộ. Mặt đường QL1 thiết kế theo phương án chống hằn lún là giảm tỷ lệ nhựa đường, tăng kích cỡ hạt đá. Phương án này tuy có ưu điểm không xảy ra hiện tượng hằn lún, nhưng tỷ lệ độ rỗng trong lớp nhựa lại cao, do đó, nước lọt vào gây ra tình trạng bong dộp.

“Chúng tôi cũng chỉ đạo anh em ra liên tục ra quân khắc phục dần các điểm bị mưa lũ làm hư hỏng. Đến hôm nay trời mới nắng lại, nên chúng tôi huy động lực lượng phân ra các mũi, cho rải nhựa để khắc phục. Hiện có nhiều vị trí đường bị "ổ gà", đặc biệt là ở đoạn Đèo Nhông chúng tôi đã khẩn trương khắc phục rồi”, ông Khánh cho hay.

Ý kiến của bạn

Bình luận