Giải quyết "điểm nghẽn" hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế miền Trung

Tác giả: Phạm Trọng Nghị

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 21/08/2019 19:56

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung.


Xác định vai trò của hệ thống hạ tầng giao thông trong việc tạo "trục xương sống", góp phần phát triển kinh tế - xã hội, kết nối liên vùng. Vừa qua, dự và phát biểu tại Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết; thời gian tới, ngành GTVT ưu tiên tập trung giải quyết dứt điểm một số "điểm nghẽn" về kết cấu hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế; đầu tư hoàn thành các công trình có sức lan tỏa.

Trong đó, phát triển hạ tầng giao thông đảm bảo tính đồng bộ, kết nối, liên thông giữa các loại hình vận tải, giữa các địa phương với vùng theo lộ trình hợp lý, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đầu tư, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, kết nối liên vùng. Thực tế, trong những năm gần đây, việc đưa vào khai thác một số công trình giao thông hiện đại là đột phá chiến lược giúp lượng khách du lịch qua các địa bàn như Bình Định, Đà Nẵng tăng cao.

bộ trưởng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Hộ nghị phát triển kinh tế miền Trung

Tuy nhiên, luôn xác định huy động nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông miền Trung đảm bảo đồng bộ, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy các vùng lân cận phát triển.

Theo Bộ trưởng, giai đoạn từ năm 2011 - 2020, nguồn vốn huy động đầu tư cho vùng đạt 304.706 tỷ đồng, tương đương 30% tổng mức đầu tư toàn ngành giao thông. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước bố trí cho vùng khoảng 167.575 tỷ đồng, tương đương 35% tổng mức vốn ngân sách nhà nước bố trí cho ngành giao thông.

Hiện, Bộ đã trình Chính phủ xem xét dự án đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao. Nếu Quốc hội thông qua sẽ hình thành một hệ thống đường sắt mới hiện đại, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Tuyến đường sắt hiện nay sẽ được kết nối với các cảng biển và ưu tiên vận chuyển hàng hóa. Việc chưa hình thành toàn tuyến cao tốc trong khu vực, cùng với các tuyến liên kết ngang chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu kết nối giữa các loại hình đường bộ, đường sắt, đường biển đã và đang tạo nên những "điểm nghẽn".

0000

Đường Hầm Đèo Cả sau khi hoàn thành đã góp phần khơi thông hạ tầng giao thông, tăng liên kết vùng giữa khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Lào, Thái Lan và Campuchia.

Trước đó, ngày 19/8, hội nghị “Dự thảo đề án kết nối giao thông khu vực miền Trung - Tây Nguyên”, đại diện 19 tỉnh thành trong khu vực đã đưa ra một số kiến nghị Bộ GTVT cần sớm quan tâm đầu tư, tháo gỡ các điểm nghẽn về giao thông, kết nối khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Theo đó, tổng nhu cầu đầu tư về hạ tầng giao thông của khu vực giai đoạn 2021 - 2030 vào khoảng 596.900 tỷ đồng. 

Tại đây, Bộ trưởng Thể cho biết, sẽ tập hợp các kiến nghị, đề xuất của địa phương để đưa vào đề án kết nối giao thông khu vực miền Trung - Tây Nguyên, thông qua Viện Chiến lược và Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

“Trước mắt, ưu tiên đầu tư liên kết dọc, như các tuyến cao tốc Bắc - Nam, một số tuyến thuộc đường Hồ Chí Minh. Về liên kết ngang, sẽ đầu tư phát triển hệ thống giao thông Đông - Tây, để khai thác các thế mạnh của các cửa khẩu, cảng biển lớn…” Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.

Ý kiến của bạn

Bình luận