Giải mã những "chuyến tuần tra vĩnh hằng" của tàu ngầm

Tác giả: SOHA

saosaosaosaosao
Sản phẩm 29/11/2017 14:50

Từ "patrol" (tuần tra) được các thủy thủ tàu ngầm sử dụng từ trước khi thế chiến II nổ ra để chỉ các đợt triển khai của họ.

delta-class-submarine-firing-ss-n-18-dia-151184545

Chiến dịch tìm kiếm tàu ngầm ARA San Juan của Hải quân Argentina vẫn đang được tiến hành nhưng hy vọng cứu sống các thủy thủ ngày một yếu dần.

Cái chết là điều không ai muốn nhắc đến. Vì thế, trong quá khứ, khi những chiếc tàu ngầm "một đi không trở lại", người ta nói rằng chúng đang trong "chuyến tuần tra vĩnh hằng" (eternal patrol).

Theo trang mạng We are the Mighty, từ "patrol" (tuần tra) được các thủy thủ tàu ngầm sử dụng từ trước khi thế chiến II nổ ra để chỉ các đợt triển khai của họ.

Các đợt triển khai chiến đấu trong thời chiến được gọi là "war patrol", và các đợt triển khai răn đe của tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo được gọi là "deterrent patrol".

Những chuyến tuần tra này bắt đầu khi tàu ngầm rời cảng và kết thúc khi chúng trở về cảng. Khi chiếc tàu ngầm nào bị chìm hoặc mất tích, không trở về nữa thì chuyến tuần tra này được gọi là "chuyến tuần tra vĩnh hằng".

Tàu ngầm USS Thresher (SSN 593).

Trong thời bình, vẫn có những thiệt hại về tàu ngầm được ghi nhận. Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, Mỹ đã mất 4 tàu ngầm, bao gồm 2 tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Thresher (SSN 593), USS Scorpion (SSN 589) và 2 tàu ngầm diesel-điện lớp Balao USS Cochino (SS 345), USS Stickleback (SS 415).

Được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là thảm kịch tàu ngầm Kursk của Nga năm 2000, khiến toàn bộ thủy thủ đoàn thiệt mạng. Trước đó, Liên Xô cũng từng có 5 chiếc tàu ngầm hạt nhân bị chìm.

Xác tàu ngầm Kursk sau khi được vớt lên từ đáy biển.

Đôi lúc, công tác tìm kiếm những chiếc tàu ngầm mất tích phải ròng rã hàng năm trời mới có kết quả. Chẳng hạn như Liên Xô phải mất tới 7 năm mới tìm thấy chiếc tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường lớp Whiskey bị chìm năm 1961.

Bên cạnh đó, họ cũng chưa từng xác định được vị trí của chiếc tàu ngầm K-129 lớp Golf mất tích cho tới khi phóng viên điều tra Jack Anderson tiết lộ sự tồn tại của dự án Azorian, trong đó, năm 1974, cơ quan mật vụ ngoài nước của Mỹ với một chiếc tàu chuyên dụng được ngụy trang đã trục vớt một chiếc tàu ngầm của Liên Xô bị chìm ở độ sâu 5.000 mét.

Nguyên nhân khiến tàu ngầm San Juan của Argentina mất tích vẫn chưa được xác định, thậm chí có thể không bao giờ tìm được lời giải. Song, theo We are the Mighty, điều gây tranh cãi nhất lúc này là việc các thủy thủ tàu ngầm đang phải đối mặt với nguy hiểm và rủi ro vô cùng lớn, ngay cả khi chuyến tuần tra của họ diễn ra trong thời bình.

Ý kiến của bạn

Bình luận