Đường thủy nội địa và những ưu nhược điểm của luật đường thủy nội bộ

Diễn đàn khoa học 27/09/2013 15:45

ThS. Hoàng Thị Phương Lan Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Người phản biện: TS.Vũ Trụ Phi TS. Dương Văn Bạo


Tóm tắt: Ngày 15/6/2004, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Giao thông Đường thuỷ nội địa để tạo cơ sở pháp lý cao cho việc điều chỉnh các hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/0/2005, có nhiều ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục.

Abstract: On June 15th 2004, Traffic Law for Inland Water way was approved at the 5th National Assembly XI, so as to creat powerful legal fundamental for inland water way traffic activity adjustment to meet the requirements of administration and improving it in period of national industrialization and modernization. This Law has been effective from January 1st 2005, with both many good points and bad ones to overcome.

1. Đặt vấn đề

Việt Nam là một trong mười nước có mật độ sông, kênh, hồ, vịnh lớn nhất thế giới với tổng chiều dài trên 41.900 km, bao gồm 3.260 sông, kênh, 3260 km bờ biển, trên một trăm cửa sông, nhiều hồ, đầm, phá… tạo lập mạng giao thông thuỷ đến hầu hết các thành phố, thị xã, các khu dân cư và các vùng kinh tế tập trung, thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.  Những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để quản lý và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa, tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải đường thuỷ nội địa.

2. Ưu nhược điểm của luật đường thuỷ nội bộ

Hải Phòng là đầu mối giao thông  quan trọng, cửa ngõ chính của cả miền Bắc. Chính vì thế mà hệ thống cảng biển ở thành phố này vô cùng phát triển. Vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Hải Phòng đã được người Pháp xây dựng như một trung tâm thương mại và đặc biệt nhất là cảng biển có tiếng tăm của Thái Bình Dương. Đầu thế kỷ XX, cảng Hải Phòng đã có mối quan hệ gắn bó với nhiều cảng lớn ở Đông Nam Á, châu Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, biển Bắc Âu…

Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với cảng Sài Gòn là 1 trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính phủ nâng cấp. Cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á.

Cũng ở Hải Phòng, còn có hơn 20 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn (“tàu chuột”). Các cảng này do nhiều công ty khác nhau quản lý và khai thác.

Đường thủy nội địa gồm luồng và hành lang bảo vệ luồng trên sông, kênh, rạch; âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch; luồng trên hồ, đầm, phá, vũng vịnh của Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác  giao thông vận tải.

Luật đường thuỷ nội bộ bộc lộ một số ưu nhược điểm cơ bản sau đây:

2.1.Ưu điểm

- Do đường thuỷ nội địa trên sông, kênh, rạch không chỉ là luồng mà bao gồm cả hành lang bảo vệ luồng (toàn bộ mặt nước) nên phù hợp với tình trạng thực tế là các phương tiện vẫn phải đi ra ngoài luồng, hành lang bảo vệ luồng, vào bờ neo đậu, ra vào cảng bến trong bờ (nằm ngoài luồng); phương tiện đi ra ngoài luồng  phía giáp bờ trên sông rộng hoặc mùa lũ để tránh sóng gió…

- Có cơ sở để giải quyết những bất hợp lý hiện nay về việc kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết tai nạn giao thông diễn ra trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng do hành lang bảo vệ luồng cũng thuộc đường thuỷ nội địa và thuộc phạm vi điều chỉnh Luật Giao thông đường thuỷ nội địa.

- Phù hợp với công bố vùng nước cảng biển trong sông; tương tự như Luật Đường thủy nội địa của Nga, Luật giao thông Đường thủy nội địa của Pháp (tức là lấy toàn bộ phạm vi mặt nước).

- Do đường thuỷ nội địa không bao gồm luồng ven bờ biển, luồng ra đảo, luồng nối các đảo nên phân định rõ ràng giữa đường thủy nội địa và hàng hải; tránh chồng lấn giữa hai lĩnh vực chuyên ngành giao thông vận tải cùng quản lý trên một vùng nước.

- Tiêu chuẩn, điều kiện của phương tiện hoạt động trên vùng biển theo quy định pháp luật hàng hải cao hơn điều kiện, tiêu chuẩn theo pháp luật giao thông đường thuỷ nội địa. Vì thế, phương tiện hoạt động sẽ an toàn hơn và phù hợp với điều kiện sóng, gió trên biển.

- Đường thuỷ nội địa chỉ trong phạm vi luồng và trách nhiệm của ngành đường thuỷ nội địa chỉ trực tiếp chịu trách nhiệm đối với các hoạt động diễn ra  trên luồng.

- Do đường thuỷ nội địa không bao gồm luồng ven bờ biển, luồng ra đảo, luồng nối các đảo nên phân định rõ ràng giữa đường thủy nội địa và hàng hải; tránh chồng lấn giữa hai chuyên ngành cùng quản lý trên một vùng nước.

- Tiêu chuẩn, điều kiện của phương tiện hoạt động trên vùng biển theo quy định pháp luật hàng hải cao hơn điều kiện, tiêu chuẩn theo pháp luật giao thông đường thuỷ nội địa. Vì thế, phương tiện hoạt động sẽ an toàn hơn và phù hợp với điều kiện sóng, gió trên biển.

2.2. Nhược điểm

- Việc quy định hành lang bảo vệ luồng là đường thuỷ nội địa dẫn đến việc hợp pháp hoá việc đi lại của phương tiện trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, nơi mà phương tiện đi lại không thực sự an toàn do không có phao tiêu, báo hiệu hướng dẫn.

(Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004 thì “luồng” mới là vùng nước để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn. Do đó, việc quy trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước chỉ được xem xét đến khi tai nạn xảy ra trên luồng).

- Do đường thuỷ nội địa bao gồm luồng ven bờ biển, luồng ra đảo, luồng nối các đảo nên không phân định rõ ràng giữa đường thuỷ nội địa và hàng hải.

- Phương tiện thuỷ nội địa hoạt động sẽ có nguy cơ mất an toàn khi hoạt động trên luồng ven bờ biển, luồng ra đảo, luồng nối các đảo. Hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa (như đi lại, quay trở, neo đậu phương tiện…) không chỉ diễn ra trên luồng. Thực tế phương tiện, đặc biệt là phương tiện nhỏ hoạt động diễn ra khá phổ biển ở ngoài phạm vi luồng như: khi đi trên sông rộng hoặc vào mùa lũ, phương tiện đều đi ra ngoài luồng phía giáp bờ để tránh sóng gió; phương tiện ra, vào bờ để neo đậu; phương tiện ra, vào cảng bến trong bờ (nằm ngoài luồng),…

- Các hoạt động khác ở ngoài luồng nhưng có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thuỷ nội địa thì ngành giao thông vận tải không thể xử lý, can thiệp được.

- Việc thanh tra, kiểm tra, xử phạt những hành vi vi phạm hành chính liên quan đến đường thuỷ nội địa (như vi phạm của chủ công trình cảng, bến; chủ phương tiện…) diễn ra ở ngoài luồng gặp nhiều khó khăn do khu vực này không thuộc phạm vi điều chỉnh Luật Giao thông đường thuỷ nội địa.

- Việc hiểu và xử lý không thống nhất đối với tai nạn xảy ra ngoài luồng liên quan đến phương tiện thủy nội địa.

3. Kết luận

Các tồn tại nêu trên đã dẫn đến tình trạng trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa chưa được tôn trọng, tình trạng vi phạm pháp luật như lấn chiếm luồng và hành lang bảo vệ luồng chạy tàu xảy ra nghiêm trọng trên các tuyến sông. Khi các tuyến vận tải ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo không được điều chỉnh bởi Luật này mà được điều chỉnh bằng pháp luật hàng hải thì tiêu chuẩn, điều kiện của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện hiện nay phải chuyển đổi và nâng cấp theo pháp luật hàng hải. Do đó, có thể phát sinh một số khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, về lâu dài, phương tiện ngày càng phát triển hiện đại, việc áp dụng tiêu chuẩn, điều kiện theo pháp luật hàng hải là phù hợp.

Ý kiến của bạn

Bình luận