“Đường sắt thế kỷ 21 mà lạc hậu như thế kỷ 19”

Giao thông 24h 20/08/2015 16:15

“Qua thực tế kiểm tra ga Yên Viên, chúng ta thấy được rằng đây không phải là ga của Đường sắt thế kỷ 21 mà rõ ràng là của đầu thế kỷ 19. Vừa lạc hậu, nghèo nàn, sơ sài", Bộ trưởng Đinh La Thăng nói trong chuyến kiểm tra ga Yên Viên, ngày 20/8.

Xã hội hóa ga Yên Viên là một bước mang tính đột p
Bộ trưởng Đinh La Thăng nghe các đơn vị báo cáo về hiện trạng của ga Yên Viên

Phấn đấu đến năm 2030 toàn bộ ga Yên Viên thành khu đầu mối xếp dỡ hàng hóa với công nghệ hiện đại

Báo cáo tại về Dự án xã hội hóa ga Yên Viên, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty ĐSVN Trần Ngọc Thành cho biết: Bãi hàng ga Yên Viên có diện tích khoảng 18.984m2 (không bao gồm diện tích đất dành cho đường sắt H1,H2,H3). Bên thuê sẽ đầu tư toàn bộ các hạng mục để kinh doanh, khai thác đáp ứng năng lực xếp dỡ từ 1,2 - 1,8 triệu tấn; tổng mức đầu tư là 122,5 tỷ đồng.

“Tổng công ty quyết định điều chuyển toàn bộ đoàn tàu container và xếp dỡ từ ga Giáp Bát về ga Yên Viên để giảm ùn tắc và tăng năng lực. Do vậy việc đầu tư này đối với Tổng công ty là sự sống còn trong giai đoạn sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả, nâng lực của Tổng công ty. Để làm được điều này phải tổ chức điều tiết lại toàn bộ các ga hàng hóa Giáp Bát, Hà Đông… để tập trung về ga Yên Viên; tháo toàn bộ nút thắt trên khu đoạn Yên Viên - Gia Lâm” -  Ông Trần Ngọc Thành nói.

Cùng theo ông Thành, trong tuần tới Tổng công ty sẽ phê duyệt hồ sơ cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt bãi ga Yên Viên và sẽ triển khai sớm. Làm sao từ nay đến năm 2030 toàn bộ khu ga Yên Viên thành khu đầu mối xếp dỡ hàng hóa với công nghệ hiện đại.

Tại đây, đại diện Nhà đầu tư quan tâm - Công ty cổ phần giao nhận và vận chuyển Indo Trân (ITL) trình bày về phương án để xuất về thuê kết cấu hạ tầng đường sắt bãi ga Yên Viên.

Theo đó, giai đoạn 1 sẽ xây dựng bãi hàng, ga Yên Viên Nam với tiến độ xây dựng từ tháng 10/2015 - 6/2016 với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 90 tỷ đồng. Bao gồm đầu tư xây dựng mới hệ thống bãi hàng; xây dựng nhà điều hành; đầu tư mới nhánh đường sắt H3; đầu tư hệ thống cẩu chuyển dùng RTG, cẩu nâng container và các phần mềm quản lý giao nhận hàng.

Giai đoạn 2 sẽ lập báo cáo khả thi đầu tư khu vực Yên Viên Bắc với tiến độ từ tháng 7/2016 – 12/2017 sẽ xây dựng các phân khu hàng hóa, kho bãi, khu vực tác nghiệp vận hành và tác nghiệp hàng hóa.

Xã hội hoá ga Yên Viên là để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và vận tải của đường sắt

Tại buổi kiểm tra ga Yên Viên, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận định: “Qua thực tế kiểm tra ga Yên Viên, chúng ta thấy được rằng đây không phải là ga của Đường sắt thế kỷ 21 mà rõ ràng là của đầu thế kỷ 19. Ga Yên Viên lạc hậu, nghèo nàn, sơ sài. Do vậy, phải xác đinh mục tiêu của Dự án này là để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả vận tải của đường sắt tạo ra hiệu quả chung của Ngành GTVT, kết nối được đường biển, đường bộ tạo ra được một Trung tâm Logistics, giảm chi phí, thời gian vận chuyển” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cùng với dự án xã hội hóa ga Yên Viên Nam, Bộ trưởng đề nghị Tổng công ty làm ngay cả ga Yên Viên Bắc để phát huy được hiệu quả đồng bộ. Bên cạnh đó, Tổng công ty khẩn trương thực hiện kết nối đường sắt hiện có với các cảng biển lớn, phải lên phương án xã hội hóa để đầu tư lại.

Phối cảnh 3D Dự án thuê kết cấu hạ tầng đường sắt
Phối cảnh 3D Dự án thuê kết cấu hạ tầng đường sắt bãi ga Yên Viên do nhà đầu tư đề xuất

“Phải làm sao để đường sắt phải đóng vai trò xương sống trong hệ thống vận tải của quốc gia. Để làm được điều này, bản thân đường sắt phải hiện đại lên, nâng cao năng suất và thực hiện được kết nối với các phương thức vận tải khác. Ngành đường sắt phải quyết liệt hơn nữa. Lãnh đạo TCT ĐSVN phải quán triệt trong Đảng bộ, Hội đồng Thành viên và toàn bộ cán bộ công nhân viên về việc hiện đại hóa đường sắt hiện có cũng như chuẩn bị đầu tư cho đường sắt tốc độ cao chỉ có thể bằng còn đường xã hội hóa đường sắt” - Bộ trưởng yêu cầu.

Ý kiến của bạn

Bình luận