Định hướng thành ‘siêu ứng dụng’, Grab đã chuyển mình thế nào?

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Doanh nhân 05/09/2019 08:53

5 năm đặt chân vào Việt Nam, Grab không ngừng chuyển mình từ mảng đặt xe công nghệ đến tham vọng thành “siêu ứng dụng” phục vụ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

g1
Từ ứng dụng đặt xe, Grab tiên phong theo đuổi hướng đi “siêu ứng dụng” tại Việt Nam.

Với lợi thế từ hệ sinh thái đa dạng, hãng không chỉ tạo nên những bước phát triển nổi bật, mà còn góp phần đáng kể thay đổi thói quen của người dùng Việt. 

Từ thói quen “đi Grab” thành “dùng Grab" 

Grab “chào sân” Việt Nam với mô hình đặt xe qua ứng dụng. Chân ướt chân ráo bước vào thị trường khi khái niệm về dịch vụ này vẫn còn xa vời, thế nhưng hãng đã làm được điều dường như không tưởng ở Việt Nam. “Đi Grab” trở thành từ chỉ phương thức di chuyển chứ không phải một thương hiệu đơn thuần. 

Tận dụng mạng lưới đối tác tài xế đông đảo, hãng mở thêm dịch vụ giao hàng GrabExpress. Dịch vụ ra đời vừa phục vụ thêm nhu cầu thiết yếu của người dùng, vừa tạo cơ hội tăng thu nhập cho các đối tác tài xế. 

Tháng 6/2018, khi đã có vị thế nhất định trong mảng dịch vụ đặt xe, Grab công bố triển khai GrabFood, lấn sân thị trường giao nhận món ăn trực tuyến với tham vọng trở thành “siêu ứng dụng”. Dịch vụ mới nhanh chóng ghi nhận thành công bước đầu với 87% người Việt cho biết sử dụng GrabFood thường xuyên nhất theo khảo sát của Kantar vào tháng 8. Grab đồng thời  trở thành đơn vị tiên phong mang khái niệm “siêu ứng dụng” vào Việt Nam và không ngừng quảng bá rộng rãi.

Không dừng lại ở đó, để hiện thực hóa mục tiêu “siêu ứng dụng”, Grab còn triển khai thanh toán thông qua ví điện tử Moca, cùng hàng loạt dịch vụ khác phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân hàng ngày. Dần dần, thói quen “đi Grab" của người Việt cũng chuyển thành “dùng Grab" bởi sự đa dạng về dịch vụ mà ứng dụng này mang đến.

 Định hình cục diện cuộc chơi

Miếng bánh béo bở mang tên “siêu ứng dụng” đã hấp dẫn nhiều tân binh lẫn cựu binh trong làng công nghệ. Đây là hướng dịch chuyển tất yếu của các công ty công nghệ sau thời gian củng cố vị thế ở một mảng nhất định.

Riêng Grab, nền tảng công nghệ và hệ sinh thái đa dịch vụ giúp hãng tự tin tuyên bố là “siêu ứng dụng”. Trong đó, mỗi dịch vụ đều chứng tỏ khả năng tự phát triển, đồng thời hỗ trợ nhau cùng lớn mạnh. 

Thế nhưng, hãng không chỉ dựa vào vốn sẵn có, mà còn tích cực cách tân trong chiến thuật thu hút khách hàng . Cụ thể, Grab triển khai “Gói hội viên” như một bước tiếp theo chứng tỏ sự thông minh trong việc tận dụng và phát huy hệ sinh thái của mình. Qua đó, hãng hướng tới tăng cường trải nghiệm liền mạch, mang đến kế hoạch sử dụng dịch vụ theo cách tiết kiệm thông minh.

Dịch vụ mới của Grab được thiết kế đánh thẳng vào nhu cầu sử dụng dịch vụ “sỉ” với ưu đãi lớn, tiết kiệm lên đến 50%. Do đó, điều đầu tiên giúp “Gói hội viên” thu hút người dùng là chi phí hời mà nó mang đến. Thay vì phải tiết kiệm, thủ công, khách hàng có thể hưởng đến 50% nhưng vẫn sử dụng dịch vụ tiện lợi, thoải mái, đầy đủ mà không phải đắn đo. 

Tận dụng hệ sinh thái có, Grab tạo nên sự hấp dẫn cho “Gói hội viên” thông qua tính thông minh và tiện lợi mà nó mang đến. Gói được thiết kế sát với nhu cầu sử dụng nhất bao gồm gói tổng hợp (sử dụng 3 dịch vụ GrabBike, GrabCar, GrabFood); gói di chuyển GrabBike, GrabCar; gói giao hàng GrabExpress.

Mặt khác, khuyến mại được áp dụng thông qua các mã ưu đãi và chi trả bằng ví Moca mà khách hàng thường dùng, mua trước một lần nhưng có thể sử dụng cả tháng cho các nhu cầu thiết yếu. Do đó, tính liền mạch trong trải nghiệm được Grab tính toán chu đáo để khách hàng dù sử dụng hình thức dịch vụ mới vẫn cảm thấy quen thuộc. 

Khi cuộc đua “siêu ứng dụng” đang trở nên sôi động, Grab lại tạo thêm khác biệt bằng cách giúp người dùng tiết kiệm một cách thông minh với “Gói hội viên”.

Ý kiến của bạn

Bình luận