So sánh Hyundai Ioniq 5 và VinFast VF 8 Plus - Xe điện trong tầm giá 1,5 tỷ đồng

So sánh Hyundai Ioniq 5 và VinFast VF 8 Plus - Xe điện trong tầm giá 1,5 tỷ đồng

VinFast VF 8 Plus có đôi chút bất lợi về giá bán so với Hyundai Ioniq 5 song lại nắm nhiều lợi thế từ kích thước, động cơ lẫn trang bị công nghệ.

Đánh giá
Khách hàng châu Âu “chấm điểm” VF 8 ra sao sau khi lái thử?

Khách hàng châu Âu “chấm điểm” VF 8 ra sao sau khi lái thử?

Tạp chí GTVT - Khách hàng châu Âu đưa ra những đánh giá của mình: VinFast sẽ là "tay chơi" có hạng trong một sân chơi mới.

Đánh giá
Đánh giá khả năng thông qua của điểm dừng xe buýt trên các trục đường chính của Hà Nội

Đánh giá khả năng thông qua của điểm dừng xe buýt trên các trục đường chính của Hà Nội

Bài báo giới thiệu phương pháp đánh giá khả năng thông qua của các điểm dừng xe buýt và áp dụng trên một số trục đường chính tại TP. Hà Nội. Phương pháp này cung cấp cho các nhà quản lý và quy hoạch giao thông đô thị ở Việt Nam thêm một công cụ hữu ích để đánh giá và nâng cao chất lượng phục vụ của xe buýt.

Diễn đàn khoa học
Đánh giá thực nghiệm biến dạng co ngót bê tông trong điều kiện nhiệt độ cao

Đánh giá thực nghiệm biến dạng co ngót bê tông trong điều kiện nhiệt độ cao

Bài báo trình bày kết quả thí nghiệm đo biến dạng co ngót bê tông trong điều kiện nhiệt độ cao. Biến dạng co ngót bê tông có đặc điểm phụ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh (nhiệt độ, độ ẩm). Nhiệt độ cao là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển và độ lớn của biến dạng co ngót bê tông. Chính điều này là một phần nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt trong cấu kiện bê tông tông cốt thép. Kết quả thí nghiệm này bước đầu đã khẳng định nhiệt độ cao, làm tăng tốc độ và độ lớn biến dạng co ngót. Thí nghiệm với hai loại bê tông M150 và M200, thực hiện đo co ngót trong vòng 90 ngày, với nhiệt độ 400C, độ ẩm trung bình từ 40 - 80% và đã đưa ra bộ số liệu có độ tin cậy cao.

Diễn đàn khoa học
Nghiên cứu đánh giá khả năng chống nứt của bê tông nhựa thông qua chỉ số kháng nứt Cracking Tolerance Index (CTindex)

Nghiên cứu đánh giá khả năng chống nứt của bê tông nhựa thông qua chỉ số kháng nứt Cracking Tolerance Index (CTindex)

Trên thế giới có nhiều mô hình thí nghiệm để đánh giá khả năng chống nứt của bê tông nhựa (BTN) như mô hình uốn dầm 2 điểm, uốn dầm 3 điểm, uốn dầm 4 điểm, uốn dầm 5 điểm và mô hình kéo (nén). Tuy nhiên, phương pháp thí nghiệm xác định chỉ số kháng nứt Cracking Tolerance Index (CTindex) theo ASTM D8225-19 là thí nghiệm mới, được phát triển bởi bang Texas (Hoa Kỳ) trên mô hình kéo gián tiếp với tốc độ gia tải 50 mm/phút, sử dụng mẫu BTN hình trụ. Ưu điểm của thí nghiệm này là thực hiện rất đơn giản, thời gian chuẩn bị mẫu nhanh do không phải khoan, cắt, xẻ rãnh, thời gian thí nghiệm nhanh, kết quả thí nghiệm có độ chụm cao, có thể tận dụng máy Marshall tự động hiện có tại các phòng thí nghiệm, có tương quan chặt với hư hỏng nứt thực tế của mặt đường tại hiện trường. Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng chống nứt của BTN thông qua chỉ số kháng nứt Cracking Tolerance Index (CTindex) theo ASTM D8225-19.

Diễn đàn khoa học
Nghiên cứu tổng quan các tiêu chí đánh giá dao động của ô tô

Nghiên cứu tổng quan các tiêu chí đánh giá dao động của ô tô

Dao động của ô tô sinh ra trong quá trình chuyển động ảnh hưởng đến đường, bản thân chiếc xe và người ngồi trên xe. Để đánh giá những tác động này, các nhà khoa học đã đưa ra các tiêu chí đánh giá. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, hệ thống treo không chỉ đóng vai trò tạo độ êm dịu chuyển động mà còn phải đảm bảo các nhiệm vụ khác. Việc đánh giá dao động của ô tô cần tổng quát hơn. Bài báo giới thiệu các tiêu chí đánh giá dao động của ô tô theo 4 nội dung: độ êm dịu chuyển động, tải trọng động, an toàn động lực học và không gian treo.

Diễn đàn khoa học
Đánh giá hiệu quả của các công thức tính toán khả năng chịu uốn của dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép

Đánh giá hiệu quả của các công thức tính toán khả năng chịu uốn của dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép

Việc sử dụng dầm liên hợp thép - bê tông cốt thép (BTCT) đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong kết cấu công trình xây dựng dân dụng và kết cấu công trình giao thông, dầm liên hợp được sử dụng ngày càng rộng rãi. Hiện nay, trên thế giới chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá hiệu quả của những công thức dự báo khả năng chịu lực của loại kết cấu này. Bài báo tổng hợp các công thức từ các tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến, so sánh và đánh giá hiệu quả của các công thức trong việc đánh giá khả năng chịu lực của dầm liên hợp (mặt cắt đặc chắc, không đặc chắc và mặt cắt mảnh) bằng cách so sánh với kết quả thí nghiệm. Kết quả cho thấy, tiêu chuẩn AASHTO LRFD cho kết quả dự đoán tốt nhất trong các tiêu chuẩn khảo sát cho các dầm có tiết diện đặc chắc.

Diễn đàn khoa học
Đánh giá ảnh hưởng của silica fume đến sức kháng va đập của vật liệu xi măng bằng thử nghiệm con lắc Charpy

Đánh giá ảnh hưởng của silica fume đến sức kháng va đập của vật liệu xi măng bằng thử nghiệm con lắc Charpy

Bài báo trình bày nghiên cứu thực nghiệm đánh giá sự ảnh hưởng của silica fume (SF) đến sức kháng va đập của vật liệu xi măng Poóc-lăng thông thường (OPC) được thay thế bởi các tỷ lệ SF khác nhau từ 0 đến 20%. Tỷ lệ 20% được xem là tối ưu với mức tăng sức kháng va đập là 77%. Kết quả khác từ bài báo cho thấy mối quan hệ giữa sức kháng va đập và cường độ chịu nén của vật liệu xi măng thay thế một phần bởi silica fume ở 28 ngày tuổi. Từ đó, có thể phân tích cũng như dự đoán sức kháng va đập của vật liệu này theo cường độ chịu nén của nó mà không phụ thuộc vào tỷ lệ SF thay thế. Ngoài ra, dữ liệu thống kê sức kháng va đập thu được từ thử nghiệm va đập con lắc Charpy được chứng minh phù hợp với phân bố xác suất Weibull hai tham số, cho thấy độ tin cậy cao của kết quả thu được từ thử nghiệm này.

Diễn đàn khoa học
Phương pháp Taguchi đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố chính đến cường độ của vữa geopolymer tro bay

Phương pháp Taguchi đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố chính đến cường độ của vữa geopolymer tro bay

Geopolymer là một chất kết dính vô cơ, có khả năng thay thế xi măng trong bê tông để tạo ra loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường hơn, góp phần cho sự phát triển bền vững. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cường độ của chất kết dính geopolymer như thành phần của các nguyên vật liệu, chế độ và nhiệt độ bảo dưỡng, nồng độ mol của dung dịch kiềm, tỷ lệ của các chất trong hỗn hợp... Mục đích nghiên cứu của bài báo là sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm của Taguchi để tìm ra các thông số phối trộn hợp lý giữa 4 yếu tố ảnh hưởng nhằm tạo ra vữa geopolymer tro bay có cường độ nén tối ưu. Kết quả cho thấy, việc ứng dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm Taguchi cho phép xác định được mức lựa chọn hợp lý của từng yếu tố ảnh hưởng với số lượng thí nghiệm ít nhất.

Diễn đàn khoa học
Nghiên cứu đánh giá khả năng kháng nứt mỏi của bê tông nhựa sử dụng RFCC

Nghiên cứu đánh giá khả năng kháng nứt mỏi của bê tông nhựa sử dụng RFCC

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về khả năng kháng mỏi khi chịu tải trọng lặp theo chu kỳ của bê tông nhựa có sử dụng SFCC. Ngoài ra, đặc tính kháng mỏi của bê tông nhựa có sử dụng RFCC sẽ được so sánh với bê tông nhựa truyền thống sử dụng bột đá. Thí nghiệm khả năng kháng mỏi khi chịu tải trọng trùng phục được thực hiện theo EN 12697-24 (2012). Hỗn hợp BTNC 12.5 mm (BTNC) có và không có RFCC làm bột độn được thí nghiệm theo mô hình kéo gián tiếp. Kết quả thí nghiệm cho thấy RFCC có thể giúp bê tông nhựa cải thiện được khả năng kháng nứt mỏi.

Diễn đàn khoa học