Đắk Lắk: Dân bị cô lập do nước cuốn trôi cầu

Tác giả: Trọng Hùng

saosaosaosaosao
Xã hội 05/08/2016 10:00

Hàng trăm hộ dân sinh sống tại thôn 2b, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk bị cô lập hoàn toàn sau một trận mưa lớn.

 

1 (5)

Chiếc cầu bị nước cuốn trôi bàn con dùng dây cáp để đi qua suối. Ảnh: Trọng Hùng

Hàng trăm hộ dân sinh sống tại thôn 2b, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk bị cô lập hoàn toàn sau một trận mưa lớn, khiến chiếc cầu dân sinh bắc qua thôn bị nước mưa cuốn trôi.

Ông Phan Tiến Dũng, Phó chủ tịch huyện Ea H’leo cho biết; sau cơn mưa lớn chiếc cầu dân sinh bắc qua thôn 2b bị sập và bị nước cuốn trôi hoàn toàn, rất may khi cầu sập không có thiệt hại về người nhưng, hơn trăm hộ dân sinh sống tại thôn 2b thì bị cô lập hoàn toàn, vì đây con đường duy nhất để bà con trong thôn đi lại ra bên ngoài. Trước đó, vào khoảng 17h ngày 1/8 xuất hiện một trận mưa lớn, nước suối dâng cao, chảy siết kéo dài đến khoảng 4h sáng ngày 2/8 thì chiếc cầu bắc qua con suối Ea H’leo bị sập và bị cuốn trôi hoàn toàn.

Qua tìm hiểu, thì đây là chiếc cầu gỗ được người dân cùng nhau tự làm từ năm 2013 để phục vụ nhu cầu đi lại, giao lưu làm ăn của bà con trong thôn với thế giới bên ngoài.

Tuy nhiên đến nay, vấn đề giao thương làm ăn của bà con nơi đây rất khó khăn, nếu muốn đi qua lại họ phải sử dụng một sợi dây cáp tự chế để di chuyển qua bên kia suối, điều này tiềm ẩn nhiều rủi do rất cao. Sau khi nắm bắt được vụ việc, ông Tô Quang Dịnh, Phó trưởng Phòng giao thông, Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk trao đổi, “Phía sở đã có báo cáo cho UBND tỉnh xây dựng lại một cây cầu tạm nhanh nhất để cho bà con yên tâm đi lại.”

2 (6)
Người dân phải khổ sở để vượt sông làm con rẫy. Ảnh: Trọng Hùng

Đồng nhất quan điểm, ông Phan Tiến Dũng, Phó chủ tịch huyện Ea H’leo thông tin; “Sau khi trực tiếp xuống kiểm tra tình hình vụ việc, UBND huyện cũng đã báo cáo lên tỉnh để có hướng giải quyết tạo điều kiện cho bà con được đi lại..”

Cũng trong tình trạng vượt con sông, con suối để kiếm cái ăn, tại tỉnh Kon Tum hàng trăm hộ dân sống ở làng Kon Gung và làng Đăk Mút, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà đang phải khổ sở hàng ngày vượt qua con sông bùn lầy lội để đến với cái nương cái rẫy của mình, điều đáng nói là tình trạng này đã diễn ra gần 10 năm nay kể từ khi nhà máy thủy điện Plei Krông lấy con sông Krông Pô Kô đoạn qua làng Kon Gung làm lòng hồ chứa nước.

Chia sẻ với PV anh A Wải – Thôn Trưởng làng Kon Gung bùi ngùi. “Tổng số làng mình có hơn một ngàn nhân khẩu trong đó 225 hộ/ 245 hộ là có nương rẫy ở bên kia sông, diện tích sản xuất khoảng trên dưới 400ha, trong đó chủ yếu là canh tác cây cà phê, cây tiêu và cao su, nếu như ngày xưa chưa có thủy điện việc đi lại làm nương rẫy của bà con thuận tiện nhẹ nhàng bao nhiêu thì bây giờ mỗi lần đi nương rẫy vất vả gấp trăm lần, có khi còn gặp cả nguy hiểm nữa.Tính từ năm 2008 đến nay đã có 5 người bị chết do đi lại trên đoạn sông này rồi, trong đó 1 người lớn và 4 trẻ em, buồn lắm..”

3 (2)
Người dân phải đi qua lòng hồ Krông Pô Kô rất nguy hiểm để đi làm nương rẫy. Ảnh: Trọng Hùng

Chạy theo con đường làng chúng tôi tìm đến bên bờ sông, trước mắt là một bãi bùn lầy lội khoảng rộng 1km từ bờ bên nay sang bờ bên kia, được chứng kiến cảnh hai vợ chồng đang kéo nhau ra khỏi đám bùn lầy giưa sông khi đang di chuyển. Tò mò tìm hiểu được biết, anh tên là A Rô còn vợ tên là Y Deo, trú ở làng Kon Gung, anh A Rô tâm sự; vợ chồng anh mới mua đồ ăn về đang trên đường sang bên kia sông để làm rẫy, không may vợ anh đi vào chỗ bùn lầy nên bị nún, “Nếu đi không quen hoặc đi sai một tí thôi, là sẽ thụt vào chỗ bùn non lầy lội nún xuống cả nửa người, phải có người khác kéo lên mới ra được” anh Rô nói.

Sau khi được PV hỏi thăm, như được chút bầu tâm sự mà bấy lâu ấm ức ở trong lòng anh Rô than thở; “Nhà mình có 4ha cà phê bên kia sông hai vợ chồng mình già rồi, mỗi lần đi sang làm là một lần khổ, mà không đi sang làm thì cuối năm không có cái để ăn. Nhiều hôm trời mưa nguy hiểm lắm, đoạn giữa sông nước nó chảy mạnh và siết lắm sợ nhất không may bị lật thuyền thì chết thôi”.

Theo tìm hiểu thì hầu như người dân hai làng Kon Gung và Đăk Mút đều canh tác, sản xuất nương dẫy ở phía bên kia con sông Krông Pô Kô, thuộc xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy. Khi chưa có công trình thủy điện, việc vượt sông sang làm nương rẫy của bà con diễn ra thuận lợi vì lúc đó lòng sông hẹpchỉ như một con suối lớn. Từ khi thủy điện làm lòng hồ tích nước vào mùa khô thì lòng hồ gập nước rộng hàng km. Khi vào mùa mưa, thủy điện xả nước lòng hồ trở thành bãi bùn lầy khổng lồ rất khó khăn cho việc bàn con vượt sông để sang làm rẫy.

5 (1)
Anh A Wải thôn trưởng làng Kon Gung trao đổi với PV. Ảnh: Trọng Hùng

Trao đổi với PV ông Phạm Văn Trụ, Chủ tịch UBND xã Đắk Mar cho biết; việc đi lại làm nương rẫy của bà con hai làng Kon Gung và Đăk Mút qua đoạn sông Krông Pô Kô, đã diễn ra cũng rất lâu rồi, chính quyền xã cũng đã đi kiểm tra, khi nhà máy thủy điện xả nước thì việc đi lại của bà con là rất khó, trước mắt xã cũng khuyến cáo, tuyên truyền bà con hạn chế tần xuất đi lại qua đoạn sông này. Bê cạnh đó xã cuãng đã có những buổi làm việc với các ngành chức năng như; Sở GTVT, Sở Công Thương, Sở NN& PTNN tỉnh Kon Tum và ban quản lý thủy điện 4, tuy nhiên nội dung làm việc chưa được phép công bố, ông Trụ nói.

Ý kiến của bạn

Bình luận