Đại biểu TP. HCM: Khoán xe công hoặc thuê xe chưa hẳn đã tiết kiệm

Chính trị 27/10/2016 14:19

Thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe công cho một số chức danh lãnh đạo đang được triển khai tại một số cơ quan nhà nước.

Khoán xe công hoặc thuê xe chưa hẳn đã ti

Tại một số địa bàn, việc lãnh đạo tự túc phương tiện đi lại có thể trở thành bắt buộc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Chủ trương này theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có thể là một hướng mới nhưng để phát huy hiệu quả thì cần được tính toán kỹ lượng​. 

Bên lề kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14, tại Hà Nội, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đã có một số trao đổi với báo chí về vấn đề này từ góc độ thực tiễn trên địa bàn thành phố.

- Trên nghị trường sáng nay, có đại biểu đã đề xuất nếu thuê xe công sẽ không tốn phí bảo trì hoặc tốn việc đầu tư mua xe mới, quan điểm của bà về vấn đề này ra sao? 

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Theo tôi đây có thể là hướng mới nhưng việc đó chỉ mở ra cho những cơ quan đơn vị thiếu xe, trong khi phương tiện đã sắm rồi thì vẫn sử dụng bình thường, quan trọng là không sử dụng lãng phí, thiếu cục bộ, khi cần thì không có.

Không nhất thiết cơ quan nào cũng phải đề xuất mua thêm xe, nhằm tiết kiệm. Còn việc đi thuê cũng có thể được và trước đây thành phố đã làm, vì bản chất việc đi taxi cũng là thuê xe, khi cần đi công tác, cán bộ lãnh đạo cũng phải đi taxi.

Nhưng đối với công việc của nhà nước, công việc lãnh đạo của Đảng theo tôi vẫn cần có một quỹ xe tương đối, không thể bị động được, điều này vừa phát huy hiệu quả công việc đồng thời cũng tiết kiệm nhất.

- Duy trì xe công thì hàng năm vẫn cần một khoản ngân sách để nuôi bộ máy lái xe như vậy sẽ không hiệu quả, điều này ​bà đánh giá thế nào? 

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Việc báo chí nêu khoán xe công hoặc đi thuê xe sẽ tiết kiệm, điều này chưa hẳn, ở đây cần hiểu là nếu đi thuê xe thì vẫn cần phải bảo trì, bảo dưỡng, có lái xe và chủ xe sẽ tính hết chi phí đó, thậm chí là cả tiền lời. 

Còn việc cơ quan này có một chiếc, cơ quan khác cũng có mà công việc liên quan đến nhau thì chúng ta cần tính chuyện huy động lại, nghĩa là việc tiết kiệm trên cơ sở hiệu quả công việc còn hơn phải đi thuê xe với giá cao trong khi xe công vẫn ​không ​sử dụng tới. 

- Bà có đề xuất một phương án nào ​từ thực tiễn công việc ​hiện nay không?

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Trước đây tôi có bàn một phương án đó là mỗi cơ quan có một đội xe nhằm đảm bảo sự chủ động cho cơ quan đó nhưng cũng phát sinh tình trạng là sẽ có lúc, có ngày những xe đó không sử dụng hoặc có ngày lại sử dụng nhiều hơn như vậy thì từng cơ quan nào trong một thời điểm sẽ không điều phối được và phải chạy đi mượn.

Thành phố cũng đã bàn đến phương án giữa các cơ quan như Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc phải có đội xe chung và cơ quan nào đi sẽ báo về trung tâm điều hành, việc này sẽ có thể tiết kiệm được đầu xe mà vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng xe của mỗi đơn vị.

Thời gian qua, một số cơ quan có lãnh đạo phải đi taxi, đơn cử Hội đồng nhân dân thành phố hiện có 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và các Trưởng ban (ngang Giám đốc Sở), toàn cơ quan chỉ có 2 xe chung, như vậy một lúc mà các lãnh đạo cùng đi công tác sẽ không có xe và phải đi taxi.

Yêu cầu công việc của thành phố rất lớn, khi có kiến nghị của cử tri và báo chí, phía Hội đồng nhân dân phải thực hiện việc giám sát hoặc đồng loạt đi tiếp xúc cử tri thì cơ quan cũng có yêu cầu nhưng thời gian đó các cơ quan khác không có nhu cầu và mình mượn, tuy vậy cũng rất bị động phải trao đổi và cần có đầu mối để điều phối.

2 Khoán xe công hoặc thuê xe chưa hẳn đã

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

- Việc thành phố Hồ Chí Minh áp dụng cho lãnh đạo đi taxi hiện thực hiện thế nào, thưa bà?

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Đây chỉ là vấn đề bất đắc dĩ mà thôi. Nếu có công việc cần giải quyết nhưng không có xe công thì tất nhiên phải gọi taxi. Nhưng cách mà chúng ta huy động lại thành một đầu mối và sử dụng khi cần sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Còn nếu nói thuê xe công để tiết kiệm thì cũng đúng, không phải tính chi phí này khác nhưng tính chủ động không phải là tối ưu và việc đưa ra phương án nào cũng phải tính đến yếu tố an toàn.

Ví dụ khi tôi đi công tác, tất cả những nơi tôi đến thì lái xe cơ quan phải biết đường đi, biết địa chỉ đó và nó đảm bảo tính an toàn, còn khi đi thuê một chiếc xe bất kỳ nào đó yếu tố đó sẽ không hề có và để tìm được đường cũng rất mất thời gian.

- Xin cảm ơn bà./.

Thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe công cho một số chức danh lãnh đạo đang được triển khai tại một số cơ quan nhà nước. Chủ trương này theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có thể là một hướng mới nhưng để phát huy hiệu quả thì cần được tính toán kỹ lượng​.

Bên lề kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14 diễn ra chiều 26/10, tại Hà Nội, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đã có một số trao đổi với báo chí về vấn đề này từ góc độ thực tiễn trên địa bàn thành phố.

- Trên nghị trường sáng nay, có đại biểu đã đề xuất nếu thuê xe công sẽ không tốn phí bảo trì hoặc tốn việc đầu tư mua xe mới, quan điểm của bà về vấn đề này ra sao?

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Theo tôi đây có thể là hướng mới nhưng việc đó chỉ mở ra cho những cơ quan đơn vị thiếu xe, trong khi phương tiện đã sắm rồi thì vẫn sử dụng bình thường, quan trọng là không sử dụng lãng phí, thiếu cục bộ, khi cần thì không có.

Không nhất thiết cơ quan nào cũng phải đề xuất mua thêm xe, nhằm tiết kiệm. Còn việc đi thuê cũng có thể được và trước đây thành phố đã làm, vì bản chất việc đi taxi cũng là thuê xe, khi cần đi công tác, cán bộ lãnh đạo cũng phải đi taxi.

Nhưng đối với công việc của nhà nước, công việc lãnh đạo của Đảng theo tôi vẫn cần có một quỹ xe tương đối, không thể bị động được, điều này vừa phát huy hiệu quả công việc đồng thời cũng tiết kiệm nhất.

- Duy trì xe công thì hàng năm vẫn cần một khoản ngân sách để nuôi bộ máy lái xe như vậy sẽ không hiệu quả, điều này ​bà đánh giá thế nào?

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Việc báo chí nêu khoán xe công hoặc đi thuê xe sẽ tiết kiệm, điều này chưa hẳn, ở đây cần hiểu là nếu đi thuê xe thì vẫn cần phải bảo trì, bảo dưỡng, có lái xe và chủ xe sẽ tính hết chi phí đó, thậm chí là cả tiền lời. 

Còn việc cơ quan này có một chiếc, cơ quan khác cũng có mà công việc liên quan đến nhau thì chúng ta cần tính chuyện huy động lại, nghĩa là việc tiết kiệm trên cơ sở hiệu quả công việc còn hơn phải đi thuê xe với giá cao trong khi xe công vẫn ​không ​sử dụng tới.

- Bà có đề xuất một phương án nào ​từ thực tiễn công việc ​hiện nay không?

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Trước đây tôi có bàn một phương án đó là mỗi cơ quan có một đội xe nhằm đảm bảo sự chủ động cho cơ quan đó nhưng cũng phát sinh tình trạng là sẽ có lúc, có ngày những xe đó không sử dụng hoặc có ngày lại sử dụng nhiều hơn như vậy thì từng cơ quan nào trong một thời điểm sẽ không điều phối được và phải chạy đi mượn.

Thành phố cũng đã bàn đến phương án giữa các cơ quan như Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc phải có đội xe chung và cơ quan nào đi sẽ báo về trung tâm điều hành, việc này sẽ có thể tiết kiệm được đầu xe mà vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng xe của mỗi đơn vị.

Thời gian qua, một số cơ quan có lãnh đạo phải đi taxi, đơn cử Hội đồng nhân dân thành phố hiện có 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và các Trưởng ban (ngang Giám đốc Sở), toàn cơ quan chỉ có 2 xe chung, như vậy một lúc mà các lãnh đạo cùng đi công tác sẽ không có xe và phải đi taxi.

Yêu cầu công việc của thành phố rất lớn, khi có kiến nghị của cử tri và báo chí, phía Hội đồng nhân dân phải thực hiện việc giám sát hoặc đồng loạt đi tiếp xúc cử tri thì cơ quan cũng có yêu cầu nhưng thời gian đó các cơ quan khác không có nhu cầu và mình mượn, tuy vậy cũng rất bị động phải trao đổi và cần có đầu mối để điều phối.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)


- Việc thành phố Hồ Chí Minh áp dụng cho lãnh đạo đi taxi hiện thực hiện thế nào, thưa bà?

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Đây chỉ là vấn đề bất đắc dĩ mà thôi. Nếu có công việc cần giải quyết nhưng không có xe công thì tất nhiên phải gọi taxi. Nhưng cách mà chúng ta huy động lại thành một đầu mối và sử dụng khi cần sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Còn nếu nói thuê xe công để tiết kiệm thì cũng đúng, không phải tính chi phí này khác nhưng tính chủ động không phải là tối ưu và việc đưa ra phương án nào cũng phải tính đến yếu tố an toàn.

Ví dụ khi tôi đi công tác, tất cả những nơi tôi đến thì lái xe cơ quan phải biết đường đi, biết địa chỉ đó và nó đảm bảo tính an toàn, còn khi đi thuê một chiếc xe bất kỳ nào đó yếu tố đó sẽ không hề có và để tìm được đường cũng rất mất thời gian.

- Xin cảm ơn bà./.

Ý kiến của bạn

Bình luận