Cứu người bị đuối nước như thế nào?

Tác giả: Thanh Huyền

saosaosaosaosao
29/10/2017 07:19

Nếu thấy ai đó ngoi ngóp trên mặt nước, hãy nhanh chóng xác định người này có bị đuối nước hay không và ngay lập tức tiến hành cứu nạn.

 

3
 

 Cách xác định người bị đuối nước

Thời điểm bắt đầu bị đuối nước, nạn nhân vẫn có ý thức nhưng khó có thể kêu gọi sự giúp đỡ do thiếu oxy để thở. Đây là một dấu hiệu quan trọng để bạn nhận biết xem người đó có đang bị đuối nước hay không.

Trong trường hợp người bị đuối nước, nạn nhân sẽ liên tục vùng vẫy, phần đầu nhấp nhô trên mặt nước và họ không thể tự giải cứu mình. Trong khoảng từ 20 đến 60 giây, người bị nạn không được phát hiện thì có thể bị chết đuối.

Đã có rất nhiều trường hợp một người sắp chết đuối, nhiều người khác lao xuống cứu để rồi cùng nhau chết chung, dù trong đó có người bơi rất tốt. Nguyên nhân vì người sắp chết đuối luôn tìm cách bám vào mọi thứ chụp được theo bản năng để mong giữ được tính mạng. Vô tình họ siết chặt, gây cản trở cho người cứu mình và rốt cuộc tất cả cùng chết. Bởi vậy, bạn cần thận trọng, nhanh trí để lựa chọn các biện pháp cứu đuối phù hợp với hoàn cảnh.

Cách cứu hộ người bị đuối nước từ xa

Trước hết, hãy hô hào thật to để kêu gọi sự trợ giúp của những người xung quanh. Trong trường hợp người bị nạn đang úp xuống mặt nước thì bạn cần gọi điện tới số điện thoại cấp cứu khẩn cấp ngay.

Nếu nạn nhân bị nạn trong tầm với tay, hãy nằm sấp và dạng chân để giữ thăng bằng trên thành bể bơi, trên bờ, trên cầu…, sau đó với tay của mình tới nạn nhân và hô to “Bám lấy tay của tôi”. Hãy hét nhiều lần để thu hút sự chú ý của người bị nạn, vì khi đó nạn nhân đang hoảng loạn và mất phương hướng.

Nên sử dụng những vật dụng có chiều dài như vợt, gậy, dây, cành cây…; hãy đứng thật vững cách mép nước một đoạn, đủ xa để không bị nạn nhân kéo ngược xuống nước, sau đó đưa tới cho nạn nhân và kêu, gọi nạn nhân nắm lấy.

Hãy nhanh chóng nhìn quanh hiện trường xem có phao, áo phao hoặc đệm nổi hay không, nếu có cần khẩn trương ném xuống cho nạn nhân. Khi ném phao, bạn không hướng trực tiếp đến phía nạn nhân mà cần phải quan sát hướng gió và dòng nước trước khi ném. Hãy báo cho nạn nhân biết bạn đang chuẩn bị ném và họ cần phải nắm lấy nó. Nếu bạn ném không chính xác hoặc người kia không thể nắm lấy, bạn hãy kéo phao lên và thử sử dụng các thiết bị khác.

Cách cứu hộ trực tiếp người bị đuối nước

Bạn chỉ trực tiếp xuống nước để cứu đuối khi biết bơi thạo và biết rõ cách cứu đuối. Trong tình huống nguy cấp, khi các biện pháp cứu đuối gián tiếp không có hiệu quả (nạn nhân quá nhỏ nên không biết bám vào sào, nạn nhân sắp chìm, xung quanh không có dụng cụ nổi…).

Trước khi nhảy xuống cứu người bị nạn, bạn nhớ mặc thêm áo phao hoặc phao, bởi phản ứng đầu tiên của người đuối nước là trèo lên người bạn nên bạn cần thiết bị nổi được để đảm bảo an toàn cho cả hai. Nếu không có phao, bạn hãy mang theo một cái áo hoặc khăn để nạn nhân có thể bám vào.

Khi tiếp cận nạn nhân, phải tiếp cận từ sau lưng nạn nhân với khoảng cách từ 01m đến 3m rồi dùng chân hoặc tay đẩy nạn nhân từ từ vào khu vực an toàn, tuyệt đối không cho nạn nhân chạm vào người mình trong tư thế đối mặt.

Khi nạn nhân gần chìm, hãy túm lấy nạn nhân từ phía sau, ngửa mặt nạn nhân lên khỏi mặt nước rồi từ từ đưa vào bờ.

Cách xử lý sau khi đưa nạn nhân lên bờ

3
Nằm sấp người, đảm bảo an toàn cho bản thân và với tay tới chỗ nạn nhân

 

8
Tiếp cận nạn nhân từ phía sau lưng

 

10
Phương pháp hô hấp nhân tạo

 

12
Ép tim và hà hơi thổi ngạt theo tỷ lệ 30/2 (hoặc 10 chu kì, tỷ lệ 15/2 - đối với 2 người làm)

 

Nếu nạn nhân tỉnh táo thì đặt đầu nạn nhân thấp nghiêng sang một bên, kiểm tra và lấy dị vật trong miệng (nếu có), sau đó ủ ấm cho nạn nhân, trấn an tinh thần và chuyển đến cơ sở y tế để theo dõi. Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh, hãy gọi cấp cứu và tiến hành kiểm tra đường thở, hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân. Nếu nạn nhân bất tỉnh, ngừng thở, tim ngừng đập, hãy hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.

Chỉ ngừng ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt khi có lực lượng cứu thương tới hoặc nạn nhân đã hồi tỉnh. Sau từ 2 đến 3 giờ sơ cứu tích cực mà tim không đập trở lại, đồng tử mắt giãn to, môi, đầu ngón tay, chân tím tái là hết hy vọng cứu sống.

Phương pháp hô hấp nhân tạo

- Đặt nạn nhân lên nền cứng, nới lỏng quần áo để không làm cản trở đường hô hấp;

- Người cấp cứu quỳ bên trái đầu nạn nhân; bàn tay trái đặt sát gáy, nâng nhẹ cổ và banh miệng; bàn tay phải đặt ở chán nạn nhân, ngón tay cái và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân, mở rộng miệng nạn nhân;

- Ngẩng đầu hít một hơi thật sâu, cúi đầu áp miệng của mình sát miệng nạn nhân sao cho không có kẽ hở đồng thời nhìn ngực nạn nhân.

- Thổi nhanh 5 lần liên tiếp, những lần sau cứ hà hơi 02 lần, ép tim 30 lần. Tần số thổi ngạt: Trẻ sơ sinh 30 lần/phút, trẻ nhỏ 20 - 25 lần/phút, trẻ lớn 14 - 18 lần/phút.

Phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực

- Người cứu nạn quỳ ngang ngực bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau đặt lên chỗ xương ức;

- Dùng sức mạnh hai tay và cả người ấn mạnh xuống ép xương ức ra sau (cánh tay phải thẳng xuống phía gốc bàn tay, không gập khủy tay) sao cho di chuyển xương ức lên xuống từ 4 đến 5cm;

- Bàn tay và ngón tay không di chuyển, không được nâng lên/xuống khi ép tim; không được ép lên sườn nạn nhân vì có thể làm gãy xương, vỡ gan, vỡ lách;

- Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi dùng 2 tay chồng lên nhau ấn thẳng xuống xương ức sâu từ 4 đến 5cm; trẻ từ 01 - 8 tuổi dùng 01 tay ấn sâu từ 4 đến 5cm; trẻ em từ 0 đến 12 tháng tuổi dùng 02 ngón tay ấn sâu xuống từ 01 đến 02cm;

- Nếu 01 người làm thì tiên tiếp ép tim 30 lần sau 02 lần thổi ngạt, liên tục theo quy trình như vậy. Nếu có 02 người làm, một người ép tim 15 lần, 01 người hà hơi thổi ngạt 02 lần;

- Sau khi làm 5 chu kì ép tim và hà hơi thổi ngạt theo tỷ lệ nêu trên, hãy dừng lại 5 giây để kiểm tra nhịp thở và nhịp tim rồi tiếp tục làm như vậy. Tần số ép tim là 100 lần/phút;

- Nếu nạn nhân đã tự thở và tim đập thì tiến hành cho nạn nhân nằm ở tư thế hồi phục, đắp chăn ủ ấm, theo dõi vận chuyển tới cở sở y tế gần nhất q

Ý kiến của bạn

Bình luận