Cuộc sống của những đứa trẻ ngày nào cũng phải mang hộ chiếu đi học

Tác giả: theo thời đại

saosaosaosaosao
Xã hội 24/06/2017 10:01

Do có bố hoặc mẹ từng bị trục xuất ở Mỹ, các em nhỏ sống tại vùng biên Mexico chỉ có thể sang Mỹ học vào mỗi buổi sáng rồi trở về nhà cùng gia đình. Đấy là cách duy nhất để gia đình các em có thể sống chung với nhau.

 

Cuộc sống của những đứa trẻ ngày nào cũng phải man
Ngày nào cũng vậy, các em nhỏ sẽ đi qua cửa kiểm tra an ninh tại cửa khẩu để sang Mỹ học.

Cô bé lớp 5 JoAnna Rodriguez đang trên đường ra bến xe bus thì nhận ra rằng, mình đã để quên một thứ gì đó quan trọng. Không phải bài tập về nhà cũng chẳng phải bữa trưa. Cô bé rút điện thoại ra gọi mẹ.

"Mẹ, con quên hộ chiếu rồi", JoAnna nói.

JoAnna, 11 tuổi cần mang hộ chiếu để đi học mỗi ngày. Em là một trong khoảng 800 học sinh người Mỹ sống tại Palomas, Mexico và phải qua biên giới mỗi sáng để đến trường học gần Columbus. 

Hơn 4 thập kỷ qua, chính quyền bang New Mexico cho phép công dân Mỹ không phải đóng học phí đến trường, dù họ sống ở đâu. Đấy là cơ hội để các gia đình bị trục xuất có cơ hội sống cùng nhau tại Mexico mà không phải hy sinh sự nghiệp giáo dục của con em mình tại Mỹ. Chính vì vậy, mỗi ngày, JoAnna và các bạn đều phải qua biên giới. 

Sáng sớm, các em học sinh xếp hàng trước cửa hải quan, nơi các nhân viên trêu lũ trẻ trong khi đang kiểm tra hộ chiếu và đồ đạc. Họ lật qua trang vở, hộp cơm rồi hỏi:

"Có gì trong cặp đây", một người hỏi.

"Kẹo ạ", cô bé váy hồng trả lời. 

Khi bọn trẻ qua cửa khẩu vào bang New Mexico, các bà mẹ sẽ trở về và vẫy tay chào tạm biệt. Nhiều bậc phụ huynh bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ và không được quay trở lại. Mỗi buổi sáng, xe bus chờ bọn trẻ ở đầu kia nước Mỹ và đưa đến trường học. Dù trường chỉ cách cửa khẩu có 8km nhưng với các bậc cha mẹ, khoảng cách đó thật xa vời. 

Ngày nào cũng vậy, các em nhỏ sẽ đi qua cửa kiểm tra an ninh tại cửa khẩu để sang Mỹ học.

Gia đình Rodriguez

Cha của JoAnna, Jesus Rodriguez, là một thợ cơ khí. Ông là một người lạc quan, yêu động vật và vùng nông thôn. Mẹ của em, Arianna Rodriguez, làm việc với các học sinh cần chăm sóc đặc biệt. Bà là người cởi mở, quan tâm người khác và là trụ cột của gia đình. Tuy nhiên, có 1 điều khác biệt.

Mẹ em là người Mỹ, còn cha em thì không. 

Jesus, 35 tuổi sinh ra và lớn lên tại Zacatecas, Mexico. Ông bị trục xuất khỏi Mỹ vào năm 2007 sau khi chính quyền phát hiện ông vượt biên trái phép nhiều lần. Với Arianna, 30 tuổi, rất khó để bà có thể giải thích vấn đề một cách hợp lý cho con.

JoAnna không kìm được nước mắt khi nói về cha mình. Cô bé lo sợ rằng cha mình sẽ không thể quay lại Mỹ được nữa. Hiện giờ, cả gia đình đang sống ở phía bên Mexico do cha em tạm thời chưa thể quay về Mỹ.

"Cháu sợ", cô bé nói và thở dài.

Một tia hy vọng

Khi Arianna nghe tin về một trường tiểu học tại bang New Mexico cho phép các học sinh người Mỹ sống tại Mexico được theo học, bà đã khá hoài nghi. Mọi thứ quá tốt để trở thành sự thật. 

Vì thế, bà đã đến trường tiểu học Columbus. 3 ngày sau, cô chuyển tới Palomas với 2 con gái. Jesus gặp vợ và con gái ở đây. 

"Sẽ luôn có một tia hy vọng", hiệu trưởng trường tiểu học Columbus cho biết, "Và ngôi trường này chính là tia hy vọng cho các em".

2/3 trong tổng số 700 học sinh đang theo học tại trường tiểu học Columbus sống tại Palomas, theo ông Chavez, hiệu trưởng trường cho biết. Các em đều là công dân Mỹ.

Số học sinh nhập học cũng đang tăng lên và Chavez lo sợ rằng trường sẽ quá tải với lượng học sinh sẽ nhập học trong năm tới. 

"Tôi lo lắng về tương lai của ngôi trường này", ông thú nhận.

Tại trường, học sinh sẽ học bằng cả 2 ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Có 3 quy tắc cần phải nhớ trong lớp: tôn trọng mọi người, đưa ra quyết định đúng đắn và giải quyết vấn đề.

Trong khi các học sinh lớp 1 học viết câu tiếng Anh, học sinh lớp 2 sẽ tập trung vào ngữ pháp tiếng Tây Ban Nha. Mỗi bữa trưa, JoAnna sẽ nói chuyện với các bạn bằng tiếng Anh.

Trên thực tế, những ngôi trường vùng biên như này không hiếm gặp. Tại các bang như Texas, California cũng có những hệ thống giáo dục cho học sinh sống tại Mexico, nhưng không miễn phí. Phần lớn là các trường tư thục và cha mẹ các em không thể có đủ tiền cho con theo học. 

Nhìn về tương lai

Gia đình Rodriguez hy vọng rằng, họ có thể trông đợi vào trường học để đoàn tụ với nhau. Tuy vậy, điều đó vẫn khó khăn với tình trạng bị trục xuất của Jesus. Họ đã có thêm một bé gái tên Sophia và họ chỉ mong ước một điều giản dị cho cuộc đời mình.

"Chúng tôi nói chuyện về Walmart. Nó là những điều đơn giản nhất mà chúng tôi có thể nghĩ tới".

"Cháu cảm thấy buồn vì sắp tốt nghiệp rồi mà ba cháu không thể tới dự", JoAnna cho biết. Mỗi buổi chiều, Jesus trở lại biên giới để đón các con gái đi học về. Sau khi các sĩ quan cửa khẩu kiểm tra hộ chiếu và cặp các em, 2 chị em sẽ chạy về phía xe tải của bố, tranh nhau chỗ ngồi trên ghế đầu tiên. JoAnna thắng.

Jesus mỉm cười vì biết rằng, anh sẽ trở về ngôi nhà mà cả gia đình đang sinh sống. Dù vậy, anh vẫn mơ có một ngày, được quay lại bên kia biên giới một cách đường hoàng và đem lại cuộc sống hạnh phúc hơn, đủ đầy hơn cho những đứa trẻ.

Ý kiến của bạn

Bình luận