Cuộc đấu sinh tử giữa các nhà xuất bản tin tức và Facebook, Google

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Ứng dụng 13/06/2018 06:26

Doanh thu quảng cáo kỹ thuật số dưới sự thống trị của những gã khổng lồ như Google và Facebook đang trên đường chạm mốc trên 335 tỷ USD

 

photo1528787239886-152878723988632840185

Ảnh: The Indian Express .

Một nhà nghiên cứu đã ước tính rằng Facebook và Google chiếm khoảng 85% tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến toàn cầu. Chỉ xét riêng Google, ông lớn này sẽ tiếp tục chiếm một phần ba nguồn doanh thu đang phát triển này.

Trong khi đó, các công ty báo chí nhiều khả năng sẽ phải vật lộn để nhặt nhạnh những gì còn sót lại; doanh thu quảng cáo trên báo năm 2017 đã giảm 8,3% so với năm trước đó.

Trước sự tấn công dữ dội từ Facebook và Google, một số nhân vật điều hành truyền thông độc lập ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang tìm kiếm những mô hình kinh doanh mới để giúp họ cạnh tranh. Liên minh các nhà xuất bản đặt mục tiêu cung cấp một nền tảng quảng cáo rộng lớn hơn cho những người mua không gian quảng cáo kỹ thuật số.

Mô hình này có thể một lần nữa tiếp thêm sinh lực cho các hãng truyền thông độc lập và truyền thông địa phương, cũng như mang lại hướng kinh doanh mới rất được cần đến.

Ý tưởng đơn giản

Về mặt lý thuyết, ý tưởng này rất đơn giản. Các nhóm truyền thông truyền thống đang cạnh tranh nhau khốc liệt sẽ đồng ý kết hợp nhằm tạo ra một nền tảng quảng cáo duy nhất.

Bằng cách này, người mua quảng cáo được tiếp cận với các khu vực thị trường được chỉ định (DMA) bao gồm một phạm vi người tiêu dùng rộng lớn. Về lý thuyết, sự kết hợp này sẽ đủ mạnh để thách thức thế lưỡng độc quyền trên trực tuyến của Facebook và Google.

Nhưng hiện đang có rất nhiều những rào cản văn hóa và quản trị, khiến điều này khó xảy ra. Nhiều nhóm truyền thông có sự cạnh tranh và bảo vệ quyết liệt cho người tiêu dùng của họ. Tổng hợp dữ liệu trên các phân khúc thị trường khó chiếm và nhiều sự cạnh tranh này, dường như là một lựa chọn phản trực giác.

Nhưng, khi bản thân ngành công nghiệp đang chịu áp lực nặng nề như vậy từ hai gã khổng lồ công nghệ, việc xóa bỏ sự tách biệt và tạo thêm sự hợp tác là điều rất cần thiết.

Nhiều liên minh đã được lập ra trong vài năm qua. Những cái tên bao gồm Nucleus Marketing Solutions (Giải pháp Tiếp thị Hạt nhân), Newspaper National Network (Mạng lưới Báo chí Quốc gia) và Local Media Consortium (Liên doanh Truyền thông Địa phương) ở Mỹ; Pangaea Alliance (Liên minh Pangaea) và Symmachia ở Anh; Liên minh Gravity, Skyline, emetriq và Login ở Đức, Audience Square ở EU và Digital Premium ở Brazil.

Nhưng nếu xét trên thực tế quảng cáo kỹ thuật số, khó mà nhận thấy những sáng kiến này đã tạo ra một sự xâm nhập đáng kể vào thị phần quảng cáo của hai "con quái vật trực tuyến" Facebook và Google.

Thị trường khó khăn

Khi bản thân ngành công nghiệp đang chịu áp lực nặng nề như vậy từ hai gã khổng lồ công nghệ, việc xóa bỏ sự tách biệt và tạo thêm sự hợp tác là điều rất cần thiết.

Các liên minh được thành lập ở Mỹ, Anh và EU, và tại Brazil ở một mức độ nào đó đang hoạt động trong những thị trường truyền thông vô cùng phát triển, với cơ sở người tiêu dùng lớn, phức tạp và thường đã bão hòa, khó mà thấy được quảng cáo truyền thông có chất lượng và nhắm mục tiêu sẽ thực sự hoạt động thế nào trong những môi trường tạp nham như vậy. Ngoài ra, một liên minh được thành lập từ 20-30 công ty lớn là rất kềnh càng và thị trường thì lại quá đa sắc thái.

Việc các đối thủ tỏ ra hơi khó gần và không cởi mở hợp tác với nhau cũng có thể đồng nghĩa với việc một số dữ liệu không được các thành viên trong liên minh công khai chia sẻ. Điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng và kết quả. Và tới nay, một số sáng kiến lớn như Newspaper National Network đã dừng hoạt động.

Hiện nay liên minh các nhà xuất bản truyền thông ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi thị trường có thể có lợi hơn cho mô hình này, đã xuất hiện.

Châu Á-Thái Bình Dương là một môi trường truyền thông còn trẻ. Thị trường ở đây ít ổn định hơn. Những sự lan tỏa nhân khẩu học cũng mang ít sắc thái hơn. Số lượng đối thủ cạnh tranh cũng ít hơn.

Đây có thể chính là không gian mà các liên minh xuất bản có thể thực sự cất cánh.

Những sáng kiến châu Á-Thái Bình Dương

Những liên minh đã ra mắt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm KPEX ở New Zealand, Online Premium Publisher Association (Hiệp hội Nhà xuất bản Uy tín Trực tuyến) ở Thái Lan, Singapore Media Exchange (Sàn giao dịch Truyền thông Singapore) và Malaysia Premium Publisher Marketplace (Không gian thị trường Nhà xuất bản Uy tín Malaysia).

Trong khi đó, liên minh tại Malaysia lại tỏ ra ít chú ý tới việc tạo doanh thu trực tiếp mà tập trung hơn vào những quan ngại về hack quảng cáo và tính xác thực. Họ cũng cố gắng cung cấp công cụ sàng lọc an ninh cho các nhà quảng cáo. Ngoài ra, những thông tin chi tiết về hoạt động gần đây thì khá hạn chế.

Singapore Media Exchange là sự kết hợp của Mediacorp và Singapore Press Holdings, hai công ty truyền thông hàng đầu của đảo quốc này, cùng 21 thương hiệu truyền thông của họ. Liên minh này mới đây đã thông báo bổ nhiệm giám đốc điều hành mới và chuẩn bị ra mắt công chúng như một sự biểu thị ý định của mình. Mặc dù vẫn còn khá sớm, và dường như chưa có dữ liệu chắc chắn nào về sáng kiến này, nhưng SMX đã thiết lập được một sự hiện diện rất nghiêm túc.

KPEX của New Zealand đã đi vào hoạt động từ năm 2015 và thực tế đã có mặt sớm hơn cả một số liên minh xuất bản được thành lập ở các thị trường lớn hơn. Liên minh này bao gồm TVNZ, Mediaworks, Stuff và NZME.

Cạnh tranh với những cái tên quyền lực

Cạnh tranh trên trực tuyến là một nền tảng căn bản quan trọng. "Lợi dụng đòn bẩy công nghệ để tạo ra một quy mô có thể so sánh với hoặc lớn hơn Facebook và Google, tất cả được bao hàm trong một hệ sinh thái được điều hành bởi nguồn lực từ địa phương là chìa khóa để khẳng định vị trí của KPEX," Giám đốc bán hàng Rogan Polkinghorne của KPEX chia sẻ.

"Có một số lượng nhỏ các liên minh hợp tác khác hoạt động trong các thị trường quốc tế, nhưng KPEX là một trong những liên minh đầu tiên vận hành với một nhóm đông đảo các nhà xuất bản đa dạng hơn. Bản chất của các đối tác xuất bản của chúng tôi - cả báo in lẫn truyền thanh và truyền hình, có sự độc đáo hợp lý, và cách thâm nhập thị trường/tiếp cận khán giả và phạm vi cung cấp sản phẩm của chúng tôi cũng vậy."

Cùng với sự phát triển của các sáng kiến ở New Zealand và Singapore, việc theo dõi tác động của tới báo chí cũng là một hoạt động thú vị. Mặc dù cả Singapore và New Zealand đều có các đơn vị truyền thông tương đối phát triển và cơ sở khán giả hoàn thiện, các thị trường nhỏ và tập trung hơn của họ giúp họ khác biệt với Mỹ, Anh và EU và mang lại một không gian độc đáo mà ở đó thử nghiệm liên minh xuất bản có thể cắm rễ một cách vững chắc hơn.

Cơ chế này có tài trợ được cho báo chí không? Nó sẽ pha loãng hay làm chật chội thêm không gian báo chí bằng cách sáp nhập các nền văn hóa quảng cáo? Nó có đủ bền vững để thực sự đe dọa Google và Facebook hay không?

Những câu hỏi này vẫn chưa có lời giải đáp. Nhưng rõ ràng là, các tổ chức truyền thông ở châu Á-Thái Bình Dương có tiềm năng phát triển ý tưởng liên minh xuất bản một cách toàn diện hơn so với những gì đã được thực hiện ở các khu vực khác.

Ý kiến của bạn

Bình luận