Công nghệ và ứng dụng mới cho cơ sở hạ tầng xanh tại Việt Nam

Tác giả: Hoàng Thạch

saosaosaosaosao
Diễn đàn khoa học 29/10/2021 06:35

Chiều 28/10, Trường Đại học Công nghệ GTVT (UTT) phối hợp với Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 6 về Địa kỹ thuật, Kết cấu và Xây dựng (CIGOS-2021) với chủ đề “Công nghệ và ứng dụng mới cho cơ sở hạ tầng xanh” theo hình trực tuyến.


6A76B596-AC85-4459-A4D8-F1F20B911336.
Hiệu trưởng Nguyễn Hoàng Long phát biểu khai mạc Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ GTVT cho biết tiếp nối thành công Hội nghị CIGOS lần thứ 5 được tổ chức vào năm 2019 tại Hà Nội với chủ đề “Đổi mới cho cơ sở hạ tầng bền vững” đã thu hút trên 200 báo cáo khoa học chất lượng được đăng trên tạp chí khoa học của nhà xuất bản uy tín Springer, năm nay, được sự cho phép của Bộ GTVT và các cơ quan ban ngành, sự hợp tác chặt chẽ của các nhà khoa học, học giả uy tín trên thế giới, Trường Đại học Công nghệ GTVT tiếp tục phối hợp với Hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu AVSE-Global tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 6 về Địa kỹ thuật, Kết cấu và Xây dựng (CIGOS 2021) với chủ đề: “Công nghệ và ứng dụng mới cho cơ sở hạ tầng xanh” trong hai ngày 28/10- 29/10/2021.

“Đây là một cơ hội rất quý‎ để gần 300 các nhà khoa học đến từ 27 quốc gia trên thế giới báo cáo các kết quả nghiên cứu, giao lưu trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm về các công nghệ và ứng dụng mới liên quan tới địa kỹ thuật, kết cấu và xây dựng công trình để vì một cơ sở hạ tầng phát triển xanh và bền vững cho thế giới và Việt Nam”, Hiệu trưởng Nguyễn Hoàng Long thông tin.

FA38E58D-D54B-4539-94C1-1656E00EEBF5.
Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ GTVT Lê Văn Dương phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ GTVT Lê Văn Dương chia sẻ biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một nghiêm trọng và đặt ra những thách thức lớn cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ là một trong năm quốc gia phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong bối cảnh này, phát triển Cơ sở hạ tầng Xanh là một xu hướng tất yếu, đòi hỏi nỗ lực to lớn của các cấp bộ ngành, trong đó phải kể đến, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng.  

Với chủ đề “Các công nghệ và ứng dụng mới nổi cho cơ sở hạ tầng xanh”, Hội nghị CIGOS năm nay hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của sự phát triển cơ sở hạ tầng bền vững và thân thiện với môi trường, đồng thời nhấn mạnh vai trò thiết yếu của các công nghệ mới trong việc lập kế hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng xanh. Đây là một chủ đề mang tầm chiến lược cho cộng đồng các nhà khoa học, các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trên thế giới trong đó có Việt Nam.

“Do đó, tôi đề nghị các nhà khoa học cần phân tích nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất những giải pháp kỹ thuật công nghệ đảm bảo chất lượng và phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Đặc biệt cần chú trọng làm rõ các giải pháp dùng vật liệu mới, công nghệ mới giúp cho việc nâng cao chất lượng đồng thời giảm giá thành, kinh phí đầu tư, thân thiện môi trường, chống phát thải gây hiệu ứng nhà kính, đối phó với biến đổi khí hậu, hiện tượng nước biển dâng”, Vụ trưởng Vụ KHCN nhấn mạnh.

59E4B421-CADC-4BAC-8831-33CDBBE5D891.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Các nghiên cứu trình bày tại Hội thảo sẽ cung cấp thông tin cập nhật, những đánh giá khách quan cho các nhà khoa học trong nước và quốc tế về nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông xanh tại Việt Nam, trên quan điểm khoa học và các minh chứng nghiên cứu cụ thể. Các nghiên cứu tập trung vào thực tế đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, lý giải những thách thức mang tính đặc thù của quốc tế và Việt Nam, từ đó cho thấy sự cần thiết của những nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết dài hạn những thách thức này. 

Các chủ đề chính của Hội nghị: mô hình hóa và đặc trưng kết cấu; vật liệu và công nghệ xây dựng bền vững; địa kỹ thuật, môi trường và hiệu quả năng lượng; Bigdata, Khai thác dữ liệu và Internet of Things; Kiến trúc và Quy hoạch vì sự bền vững kết cấu.

Ý kiến của bạn

Bình luận