Công nghệ giúp hồi phục di tích lịch sử tại Nepal

Ứng dụng 02/08/2015 11:36

Các nhà khoa học đã phát triển nên hệ thống cập nhật, lưu trữ thông tin về các di tích lịch sử,.

 

3097055_Tinhte-phuc-hoi-di-tich-nepal-1
Xác định chính xác mức độ thiệt hại so với ban đầu

 Sau khi áp dụng thành công tại Trung Đông, Haiti cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, phương pháp này đang được áp dụng tại Nepal để "dựng lại lịch sử" bị tàn phá bởi trận động đất vừa qua.

Trận động đất tại Nepal đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước này. Các nhà khoa học đã tìm nhiều cách khác nhau để giúp Nepal có thể nhanh chóng tái thiết lại đất nước, như tận dụng xà bần để xây nhà, sử dụng radar để dự báo động đất,… và giờ đây, họ muốn tận dụng sức mạnh của công nghệ để khôi phục lại những di sản tích khảo cổ, công trình văn hóa mang tính biểu tượng của quốc gia này.

Theo báo cáo của tổ chức di sản thế giới UNESCO, chỉ tính riêng khu vực thung lũng Kathmandu (nơi nằm ở nơi giao nhau của các nền văn minh cổ xưa của châu Á với hơn 130 di tích lịch sử), đã có tới 7 địa điểm bao gồm các di tích Phật giáo, các đền thờ đạo Hindu có từ thế kỷ thứ 5 sau CN đã bị phá hủy nặng nề. Trong số đó, có tới 3 địa điểm đã bị phá hủy gần như hoàn toàn, các bức tượng bị lật đổ và nhiều tòa tháp đã bị gãy đôi.

 Không khoanh tay trước sự tàn phá của thiên nhiên, một nhóm các nhà khảo cổ học, nhà sử học, các nhà khoa học và những kiến trúc sư địa phương đã xác định quá trình khôi phục lại các di tích phải trải qua 2 bước: đầu tiên phải tiến hành khảo sát, thống kê một cách toàn diện nhằm xác định chính xác những thiệt hại, sau đó lên kế hoạch xây dựng lại. Nhưng thảm họa đã làm tê liệt các sân bay và đường cao tốc, khiến cho nhóm nghiên cứu không thể nhanh chóng tiếp cận tới hiện trường và thậm chí, công tác đánh giá có thể mất nhiều năm mới có thể hoàn thành.

Nhiều thập kỷ qua, Quỹ di tích thế giới (WMF) đã hợp tác với Viện bảo tồn và phục chế Getty trong một dự án mang tên Arches nhằm giải quyết vấn đề tương tự như tại Nepal. Một trong những thành quả của dự án chính là hệ thống phần mềm cho phép tổng hợp và lưu trữ tài nguyên kỹ thuật số về các thành phố, công trình kiến trúc, di tích lịch sử,… với bất cứ kích cỡ nào nhằm ngay lập tức cung cấp dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng lại sau khi thảm họa xảy ra. Các dữ liệu này bao gồm thông tin về vị trí địa lý, hình ảnh vệ tinh, ảnh chụp và quét laser, chi tiết lịch sử,… và tất cả đều được tập hợp lại để có thể tham khảo một cách nhanh chóng.

Nhà nghiên cứu tại WMF Yiannis Avramides cho biết: "Đây đều là những thông tin hữu ích và cũng là nhiệm vụ được đặt ra cho Arches: cung cấp một công cụ tốt hơn để các tổ chức có thể lưu trữ hiệu quả thông tin về các di tích lịch sử. Trong lĩnh vực của chúng tôi cũng như các ngành nghề di sản khác, thiếu nguồn tài trợ chính là vấn đề lớn và hệ thống này có thể giúp ích rất nhiều."

 

3097056_Tinhte-phuc-hoi-di-tich-nepal-2
Nhờ công cụ Arches, WMF có thể nhanh chóng đánh giá tình trạng thiệt hại của các di tích tại Haiti, từ đó có kế hoạch khôi phục một cách hiệu quả

 Trên thực tế, nhu cầu phát triển một hệ thống lưu trữ như Arches xuất phát từ công tác nghiên cứu của một nhóm bảo tồn di sản tại Trung Đông. Nhiều di tích lịch sử tại đây đó luôn bị đe dọa bởi sự bất ổn chính trị và chiến tranh không ngừng. Một số di tích tại Jordan và Irag đã hoàn toàn bị phá hủy và không thể phục hồi được trong các trận chiến. Do đó, một quỹ tương tự như WMF đã phát triển nên hệ thống Dữ liệu khảo cổ Trung Đông (MEGA, tiền than của Arches sau này) nhằm lập danh mục các di tích và liên tục cập nhật tình trạng của nó.

Cùng với sự phát triển của hình ảnh vệ tinh, các nhà nghiên cứu có thêm điều kiện để theo dõi tình hình của các khu vực khảo cổ, di tích lịch sử một cách thuận tiện hơn. Tuy nhiên, vấn đề cũng phức tạp hơn khi họ phải liên tục theo dõi tình trạng của các di tích lịch sử với diện tích có khi lên tới hàng trăm km vuông. Nhờ có sự hỗ trợ của công cụ, cá nhà khoa học không chỉ lập bản đồ tổng thể các di tích mà còn theo dõi và ghi chép từng thay đổi nhỏ theo thời gian ngoài thực địa. Thậm chí, họ còn có thể thấy được những chiếc xe, lều đang được dựng trong khu di tích để biết có ai đang xâm phạm hay không.

Thử nghiệm thành công tại Haiti

Sau thảm họa, người ta sẽ tiến hành thăm dò và lập nên một báo cáo đánh giá sơ bộ thiệt hại. Bài thăm dò nhanh này tương tự như cách phân loại kiến trúc, giúp nhà điều hành có thể xác định đâu là công trình cần đưa lên ưu tiên hàng đầu.

Sau khi trận động đất xảy ra tại Haiti vào năm 2010, WMF đã đặc biệt quan tâm tới Gingerbread - những ngôi nhà bằng gỗ với những họa tiết trang trí cực kỳ công phu, phức tạp có từ thế kỷ 19. Vài ngày sau khi trận động đất qua đi, các nhà nghiên cứu của WMF đã tiến hành các đánh giá từ xa về mức độ thiệt hại của công trình thông qua hình ảnh vệ tinh. Đồng thời, WMF cũng hợp tác cùng với các hãng vệ tinh nhằm cung cấp những hình ảnh chất lượng tốt hơn ở nhiều thời điểm trong ngày để xác định tình hình chính xác nhất.

Cách đánh giá từ xa có thể giúp tiết kiệm chi phí và nguồn lực trong giai đoạn đầu của quá trình phục chế, đồng thời đảm bảo độ an toàn cho đội ngũ nghiên cứu, tránh sự hỗn loạn trong người dân sau thảm họa hoặc những cơn dư chấn có thể lại đến bất cứ lúc nào. Cho tới khi các chuyên gia của WMF đặt chân tới Haiti, họ có thể xác định được ngay ngôi nhà nào cần được ưu tiên sửa chữa, khôi phục mà không cần phải đi khảo sát lại từng căn nữa.

Các công nghệ tiên tiến nhất đang giúp phục hồi lại các di tích tại Nepal

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cung cấp cho các nhà nghiên cứu thêm công cụ giúp công việc của họ được tiến hành hiệu quả hơn. Sau khi trận động đất tại Nepal xảy ra, người ta đã nhanh chóng kêu gọi đóng góp để xây dựng một phiên bản cơ sở dữ liệu Arches dành riêng cho Nepal. Đây là cơ sở dữ liệu được công bố rộng rãi và bất cứ ai cũng có thể tham gia đóng góp dữ liệu bằng cách cung cấp những bức ảnh mà họ đã chụp trước khi công trình bị phá hủy.

Đồng thời, công tác đánh giá thiệt hại còn được sự hỗ trợ đắc lực của những chiếc drone. Nhờ đó, đội ngũ phục chế không cần phải dựa quá nhiều vào các hình ảnh vệ tinh nữa mà có thể sử dụng các thước phim do drone quay được rồi so sánh với dữ liệu trước thảm họa để tiến hành đánh giá. Avramides cho biết: "Đây đã trở thành một cách tiết kiệm, hiệu quả và rất hấp dẫn để có được ảnh chụp từ trên cao. Lần thử nghiệm thành công tại Nepal đã trở thành minh chứng vững chắc cho cách làm này."

Ý kiến của bạn

Bình luận