Cổ phần hóa là hướng đi đúng cho Tổng công ty Xây dựng Thăng Long vững mạnh

Bạn đọc 25/03/2014 11:04

Tái cơ cấu, cổ phẩn hóa (CPH) các tổng công ty là nhiệm vụ trong tâm trong giai doạn 2011 – 2015 của ngành GTVT. Năm 2013, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban cán sự Đảng bộ Bộ GTVT, các Tổng công ty đang tập trung quyết liệt, với các giải pháp đột phá, nhiều doanh nghiệp có thể lên sàn chứng khoán trong quý I tới đây. Tổng công ty Tây dựng Thăng Long là một trong những đơn vị thời gian qua đã triển khai quyết liệt với mục tiêu cổ phần hóa để tạo thêm sức bật mới, tạo tiền đề vững chắc cho tương lai, với khí thế “rồng bay”.


          Lần đầu tiên đạt giá trị sản lượng trên 4.000 tỷ đồng

Năm 2013, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long là điểm sáng của ngành GTVT trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án. Tất cả các công trình do Tổng công ty triển khai đều đạt và vượt tiến độ so với yêu cầu. Đơn cử như các gói PK1A, PK2 thuộc Dự án QL3 mới Hà Nội – Thái Nguyên do Tổng công ty thi công, đều hoàn thành sớm nhất toàn dự án. Dự án CP1D thi công 6 cầu đường sắt vượt tiến độ 5 tháng, được các đối tác Nhật Bản đánh giá cao. Các dự án khác như: Cầu Kỳ Lam, nút giao Cầu Giấy, đúc dầm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông… đều đảm bảo đúng tiến độ.

Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, giá trị sản lượng của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long đạt hơn 4.042 tỷ đồng, vượt 35% kế hoạch. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 5,8 triệu đồng/người/tháng.

Đã chọn được nhà đầu tư chiến lược

Theo ông Phan Quốc Hiếu – Tổng giám đốc, đến thời điểm này, Tổng công ty đã đàm phán xong với nhà đầu tư chiến lược để thống nhất về giá và trình Bộ GTVT quyết định. Bên cạnh đó, giá trị cổ phần bán đấu giá ra bên ngoài đã được 100% nhà đầu tư là cán bộ công nhân viên thuộc Tổng công ty đăng ký mua hết. Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, Thăng Long đã hoàn toàn tin tường vào đối tác là một ngân hàng. Từ đây, sẽ là điểm tựa tài chính vững chắc đối với các dự án mà Tổng công ty cần huy động vốn lớn. Đồng thời, đối tác chọn Thăng Long cũng là một kênh để đầu tư hoạt động dịch vụ của mình ra bên ngoài, đem lại hiệu quả doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để hoàn tất công tác cổ phần hóa, Tổng công ty vẫn tiếp tục triển khai các thủ tục khác sau khi bán đấu giá cổ phần lần đầu để tiến tới tổ chức đại hổi cổ đông thành lập theo đúng tiến độ được Bộ GTVT phê duyệt và hoàn tất công tác đăng ký kinh doanh, quyết toán kinh phí cổ phần…

Quá trình tiến hành CPH, Tổng công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GTVT, đặc biệt là Bộ trưởng Đinh La Thăng, các cục vụ chức năng, từ đó đã tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Việc khó khăn nhất của quá trình CPH là xác định giá trị quyền sử dụng đất, cơ sở để áp dụng khung giá đất để tính giá trị doanh nghiệp là hết sức phức tạp, rất khó khăn để thống nhất giữa các cơ quan chức năng và Tổng công ty. Nhưng Nghị định 59/2011/ND-CP về “chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần”. Từ đó đã thao gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, từ đây cho phép doanh nghiệp được quyền lựa chọn hình thức giao đất hoặc thuê đất như quy định của Luật Đất đai. Trước hướng mở đó, Thăng Long đã xây dựng phương án thuê đất hàng năm thay cho việc tính bổ sung giá trị lợi thế vị trí địa lý và giá trị doanh nghiệp. Khó khăn vướng mắc nhất đã được tháo gỡ tạo điều kiện để Tổng công ty nhanh chóng xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

Mô hình Tổng công ty cổ phần chính là mô hình thích hợp nhất đối với Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, qua đó sẽ tối đa các tiềm năng hiện có để đẩy mạnh hoạt động quản trị doanh nghiệp một cách bài bản, hệ thống và khoa học. Ông Nguyễn Công Tài – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Xây dựng Thăng Long cho biết, đơn vị đang gấp rút tái cơ cấu, cổ phần hóa để ngay trong quý 1/2014 hoàn thành và hoạt động theo mô hình mới. “Thời gian tới, Tổng công ty sẽ quan tâm đặc biệt đến năng lực cạnh tranh, quản trị doanh nghiệp, đồng thời ưu tiên đầu tư những công nghệ mới, có hàm lượng chất xám cao, nhanh chóng ổn định sau cổ phần hóa để nâng cao thương hiệu, khẳng định vị thế trên thị trường xây dựng các công trình hạ tầng giao thông tại Việt Nam”. Đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT, hiện thị phần của Tổng công ty khoảng 12% đến 15% đối với các dự án ngân sách TW, từ 6% đến 8% đối với ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác. Phấn đấu tăng thị phần đối với các dự án ngân sách TW (ODA) từ 20% đến 25%.

Với thế mạnh xây lắp cầu, thời gian qua Tổng công ty đã đẩy mạnh thị phần đầu tư ứng dụng tiến bộ mới của thế giới trong thi công cầu. Tổng công ty cũng cần đầu tư, mở rộng thêm những ngành nghề có thế mạnh như cơ khí chế tạo. Và cổ phần hóa cũng chính là con đường tất yếu để Tổng công ty thích ứng với môi trường kinh doanh không ngừng biến động và khắc nhiệt, từ đó phát triển vươn lên.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ 2014, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh: “Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp xây lắp nói chung, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long nói riêng phải nỗ lực tái cơ cấu, cổ phần hóa dứt điểm để ổn định hoạt động. Đông thời, Tổng công ty phải đặc biệt quan tâm đến công tác quản trị doanh nghiệp, đầu tư cho khoa học công nghệ để thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả các công trình giao thông”.

Vấn đề đặt ra với Thăng Long lúc này công tác quản lý doanh nghiệp, quản lý lao động thị trường dự án… từ đó đẩy nhanh vòng quay vốn, giảm thiểu các chi phí vốn phát sinh. Nếu quản lý không tốt thì cho dù đã cổ phần hóa thì cũng không giải quyết được vấn đề thiếu vốn lưu động. Việc bán cổ phần ra ngoài lần đầu trên sàn chứng khoán Hà Nồi ngày 28/3 tới đây của Tổng công ty sẽ đem lại nhiều tín hiệu tốt đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của Tổng công ty cổ phần.

  Hoàng Thạch – Việt Cường

Ý kiến của bạn

Bình luận