Chưa thoát được Nga, Mỹ vẫn phải mua RD-180

Tác giả: khoahoc.tv

saosaosaosaosao
Ứng dụng 13/12/2018 06:02

Thêm động cơ tên lửa RD-180 của Nga được giao cho Mỹ.

 

chua-thoat-duoc-nga-my-van-phai-mua-rd180_11740284
Động cơ tên lửa RD-180 của Nga.

Trang web của nhà cung cấp động cơ tên lửa RD-180 của Nga NPO Enerermoash cho biết, công ty này vừa chuyển 3 động cơ tên lửa RD-180 cho khách hàng Mỹ.

"Vào ngày 6/12, ba động cơ RD-180 đã được bàn giao cho khách hàng Mỹ. Đại diện của các công ty Pratt & Whitney, United Launch Alliance và RD AMROSS đã ký biên bản nhận động cơ" - thông báo nêu rõ.

Được biết, đây là lần nhận hàng RD-180 lần thứ 3 trong năm 2018. Hồi tháng 4/2018, công ty này cũng đã bàn giao cho khách hàng Mỹ 4 động cơ RD-180, hồi tháng 10 thêm 4 động cơ nữa.

Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng RD-180 được phát triển và sản xuất bởi NPO Enerermoash. Đây là loại động cơ được thiết kế để sử dụng trong tên lửa đẩy dòng Atlas của Mỹ.

Tên lửa đẩy Atlas V của Mỹ đã được Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sử dụng để phóng InSight, tàu đổ bộ nghiên cứu sao Hỏa đầu tiên thành công.

Sứ mệnh của InSight là đặt nền móng cho các sứ mệnh khám phá sao Hỏa có người lái trong tương lai.

Dự án trị giá 993 triệu USD này sẽ giúp con người hiểu thêm về các điều kiện bên trong lòng sao Hỏa, lý giải cách thức hành tinh đỏ đã được hình thành như thế nào, tạo điều kiện cho việc đưa con người lên đó.

Hiểu được nhiệt độ trên sao Hỏa như thế nào có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực đưa con người lên sao Hỏa trước năm 2030 của NASA.

Dù NASA đã tìm nhiều cách để thiết kế động cơ tên lửa mới thay thế RD-180 nhưng theo như những gì được mô tả bởi người đứng đầu Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga (Rosmoscos) Dmitry Rogozin, Washington chưa có khả năng phát triển động cơ tên lửa với chất lượng và giá cả của Nga.

"Mỹ là một cường quốc công nghệ cao, nhưng họ không thể tạo ra những động cơ hiệu quả đến như vậy về tỷ lệ giữa chất lượng và giá cả" - ông Rogozin tuyên bố.

Trong một tuyên bố khác, ông Dmitry Rogozin cũng thừa nhận, các hợp đồng bán động cơ RD-180 cho Mỹ mang lại những khoản tiền mà nước Nga cần.

Theo người đứng đầu Roscosmos, các doanh nghiệp Nga như NPO “Energomas”, nhà máy cơ khí Voronezh đều trông cậy vào các hợp đồng mua RD-180 của Mỹ bởi trên thế giới hiện nay chỉ có Mỹ mới mua hàng loạt những động cơ này.

"Nguồn vốn là vô cùng cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn chung trong sản xuất ở các doanh nghiệp như NPO “Energomas”, nhà máy cơ khí Voronezh hay doanh nghiệp của chúng tôi ở Perm" - ông Rogozin thừa nhận, đồng thời cho hay, lượng ngân sách được phân bổ là có hạn cho các công ty nói trên, các doanh nghiệp buộc phải tự tìm hợp đồng để duy trì hoạt động.

Theo Giám đốc Roscosmos, khoản tiền mà họ nhận được từ các hợp đồng với Mỹ được dùng để tái trang bị cho những cơ sở hiện có và tạo ra các xí nghiệp mới.

Đặc biệt, đối với doanh nghiệp sản xuất tên lửa “Energomas”, việc kí kết các hợp đồng với Mỹ về chế tạo, sản xuất động cơ tên lửa là vô cùng cấp thiết, không có một quốc gia nào khác ngoại trừ Mỹ sẵn sàng mua hàng loạt lô động cơ này.

Các nhà chính trị Nga từng đề xuất khả năng ngừng cung cấp các động cơ tên lửa RD-180 cho Mỹ sau khi Moscow liên tiếp chịu những đòn trừng phạt về kinh tế.

Giám đốc NASA sau đó lên tiếng cho biết duy trì quan hệ giữa Nga và Mỹ trong hợp tác khoa học vũ trụ cho phép họ tin tưởng vào việc cung cấp các lô hàng hỗ trợ mục đích nghiên cứu vũ trụ vì đó là thành quả chung của cả nhân loại.

Ý kiến của bạn

Bình luận