Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải đến 2020

Bạn đọc 11/11/2014 11:06

Trong sự phát triển chung của toàn xã hội, ngành GTVT phải đối mặt với những thách thức để đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nội địa và thị trường quốc tế, ngành GTVT phải nâng cao chất lượng quản lý, đặc biệt là chất lượng quản lý nhân lực của ngành đóng một vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Ngành, đảm bảo cho việc thực hiện thành công những kế hoạch, những chiến lược trước mắt và lâu dài.


Để giải quyết vấn đề nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh của ngành GTVT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước thì việc xây dựng “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành GTVT giai đoạn 2011 – 2020” là hết sức cần thiết.

Với mục tiêu quy hoạch phát triển nhân lực ngành GTVT giai đoạn 2011 – 2020 là bước đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020 trong ngành GTVT; làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển nhân lực của ngành GTVT nói chung và của các cơ sở đào tạo của Bộ GTVT nói riêng. Đồng thời, trên cơ sở mục tiêu, nội dung của các giải pháp thực hiện quy hoạch để triển khai xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện phát triển nhân lực của toàn ngành.

1.    Thực trạng nguồn nhân lực ngành GTVT

Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành GTVT thì nguồn nhân lực nhanh chóng được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Số lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải của toàn quốc phân theo ngành kinh tế tăng dần theo các năm thể hiện trong Bảng 1.

Tổng số lao động trong các doanh nghiệp vận tải phân theo ngành kinh tế

Thực tế hiện nay, trình độ của nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành GTVT chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý phát triển kinh tế ngành, tỷ lệ cán bộ có trình độ tiến sĩ còn thấp, số cán bộ có trình độ thạc sĩ đa số còn trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp chưa nhiều, chưa kể với cơ chế đào tạo như hiện nay cho phép cả những người tốt nghiệp đại học hệ mở, hệ tại chức được tiếp tục đào tạo thạc sĩ đã làm cho chất lượng một số thạc sĩ được đào tạo ra còn nhiều hạn chế, số thạc sĩ được đào tạo nước ngoài về thường không muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước. Số có trình độ cao và có kinh nghiệm đa số thuộc diện lớn tuổi và thường là tham gia công tác quản lý. Số cán bộ, công chức sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp, trong tham gia các hội nghị, hội thảo và đàm phán quốc tế còn rất hạn chế.

Ngoài ra, chính sách trả lương và cơ chế hiện tại đã không thu hút được các cán bộ có trình độ và năng lực, nhạy bén với cơ chế thị trường vào làm việc cho các cơ quan quản lý và sự nghiệp của ngành, dẫn đến khoảng cách giữa yêu cầu phát triển ngành và trình độ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành ngày càng khó rút ngắn lại.
Có sự mất cân đối về trình độ đào tạo của cán bộ GTVT giữa các vùng, miền; trong đó, vùng đồng bằng, đô thị có tỷ lệ cán bộ được đào tạo đại học và sau đại học lớn hơn nhiều so với vùng miền núi, nông thôn, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn như là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.

Thời gian qua, ngành GTVT đã có nhiều chính phát triển nguồn nhân lực được đẩy mạnh như: Mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại; xã hội hoá công tác đào tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức và người lao động; áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển, thử việc trong lĩnh vực phát triển nhân lực cho ngành GTVT… Chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện lao động đặc thù của ngành GTVT. Đầu tư tập trung nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, huấn luyện, đặc biệt là đào tạo phi công, sĩ quan, thuyền viên để nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

Đi liền với các chính sách thì công tác tổ chức quản lý, cải cách hành chính đã có nhiều đổi mới; sắp xếp lại các đơn vị quản lý theo mô hình chức năng, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển mô hình tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực giao thông vận tải; đổi mới quản lý hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải bằng phương pháp ứng dụng tin học và tiêu chuẩn quốc tế (ISO), tăng cường xây dựng và quản lý quy hoạch giao thông vận tải.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới, xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quy phạm… trong những lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo trì, vật liệu, công nghệ được sử dụng trong ngành GTVT.
Bên cạnh những lợi thế nguồn nhân lực Ngành GTVT cũng còn tồn tại không nhỏ, tỷ lệ nhân lực ngành GTVT được đào tạo về chuyên môn có điều kiện được tiếp cận với trình độ quản lý, trình độ chuyên môn tiên tiến trên thế giới còn thấp; cơ cấu đội ngũ cán bộ chưa phù hợp, số cán bộ, công chức được đào tạo về kỹ thuật nhiều hơn số cán bộ, công chức được đào tạo về nghiệp vụ quản lý; số cán bộ, công chức có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí công tác không nhiều, tỷ lệ cán bộ trẻ còn thấp trình độ đội ngũ cán bộ, công chức chưa đồng đều giữa Trung ương và địa phương, không đồng đều giữa các địa phương; một số chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Nguồn nhân lực ngành GTVT đang đứng trước những cơ hội và thách lớn: Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương lớn về đào tạo, phát triển nhân lực của cả nước, đây là cơ hội tốt để ngành GTVT thể chế hóa các chủ trương thành chương trình, hoạt động cụ thể nhằm phát triển nhân lực của ngành. Sự cạnh tranh về cung cấp các dịch vụ công, về nhân lực trong nước và nước ngoài ngày càng gia tăng tạo sức ép trong việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngành. Trong khi đó một số cán bộ công nhân kỹ thuật và quản lý đã được đào tạo vẫn chưa theo kịp phương pháp quản lý tiên tiến, gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao. Nguồn lao động thiếu chuyên gia đầu ngành, cán bộ kỹ thuật và quản lý giỏi, công nhân có tay nghề cao, đặc biệt là ở vùng cao, vùng sâu.

2.    Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải đến 2020

Mục tiêu phát triển

Với mục tiêu phát triển đào tạo nhân lực ngành GTVT phải bảo đảm gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; coi đầu tư cho đào tạo nhân lực là đầu tư phát triển; huy động toàn xã hội tham gia và tối đa hóa các nguồn lực có thể dành cho phát triển đào tạo nhân lực ngành GTVT

Phát triển đào tạo nhân lực ngành GTVT là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, có tính chiến lược lâu dài; là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; là khâu đột phá có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu của kinh tế hóa ngành GTVT; bảo đảm nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ của từng vùng, từng địa phương và của các chuyên ngành, các lĩnh vực;

Phát triển, đào tạo nhân lực ngành GTVT phải bảo đảm gắn liền với việc bố trí, sử dụng, nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức người lao động; là nội dung quan trọng nhất và phải gắn kết với phát triển con người, góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người;

Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành GTVT trên cơ sở tập trung cho các lĩnh vực mũi nhọn của ngành GTVT: hàng hải, hàng không, đường sắt, đường bộ, đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển ngành GTVT. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT tiếp cận trình độ quản lý, công nghệ tiên tiến trên thế giới; phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng nhân lực, tăng cường khả năng liên thông, liên kết giữa các bậc đào tạo.

Chiến lược phát triển

Đảng, Quốc hội, Chính phủ xác định đến năm 2020, nước ta cơ bản đã trở thành nước công nghiệp, do đó GTVT sẽ phải được phát triển về cơ bản để đáp ứng nhu cầu vận tải của nền KT-XH của một nước công nghiệp. Đặc biệt phát triển GTVT phải được ưu tiên đầu tư đi trước một bước.

Do đó, chiến lược phát triển tổng thể GTVT đến năm 2020 sẽ hình thành được một mạng lưới vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, sẽ hình thành các hành lang vận tải chủ yếu đối với các mặt hàng chính có khối lượng lớn, đó là trục đường sắt Bắc – Nam đảm nhiệm vận tải hành khách đường dài Bắc – Nam; vận tải ven biển đảm nhận vận tải hàng hoá Bắc – Nam, hàng không chủ yếu đảm nhận vận tải hành khách đường dài và khách quốc tế; đường bộ đảm nhận vận tải đường ngắn; đường thuỷ nội địa đảm nhận vận tải hàng hoá cự ly trung bình và các loại hàng siêu trường, siêu trọng.

Ý kiến của bạn

Bình luận