Châu Á cần làm gì để tránh hệ quả xấu?

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Bạn đọc 25/04/2018 14:31

Các nước châu Á cần nhớ một câu thành ngữ hiểu theo cách của người Đông Nam Á có ý nghĩa giống như “Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”.

mytrunghuffingtonpost_goyx

Ảnh: HufingtonPost

Gần đây, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tạm thời lắng xuống. Có thể coi nó như khoảng lặng trong cuộc tranh chấp tồi tệ giữa chính phủ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

Những vấn đề thương mại mà hai nước đang đối đầu sẽ còn lâu mới có thể được giải quyết và chính phủ nhiều nước châu Á khác cần nghĩ cách để làm sao tránh bị mắc kẹt giữa những "làn đạn". Cách tốt nhất hiện nay chính là họ cần phải bắt đầu đối thoại với Washington.

Khi Mỹ và Trung Quốc bắt đầu các cuộc đối thoại nhằm giải quyết tình trạng bế tắc, các nước châu Á vẫn còn thời gian để cân nhắc về lựa chọn chính sách của mình. Quan chức và các nhà bình luận tại nhiều nước đang đồn đoán họ sẽ hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, ít nhất trong ngắn hạn bởi chắc chắn nhóm nước châu Á sẽ giành thêm được phần trong “miếng bánh” thương mại giữa hai cường quốc. 

Thế nhưng những nước này cũng nên nhớ một câu thành ngữ châu Phi mà nếu hiểu theo cách của người Đông Nam Á có ý nghĩa giống như “Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”.

Nhìn chung, xu thế của 10 nước Đông Nam Á cũng như nhiều nền kinh tế khu vực như Australia sẽ là đứng ngoài cho đến khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Thế nhưng thật khó để luôn tỏ ra trung lập.

Chắc chắn, Trung Quốc muốn duy trì mối quan hệ thương mại như hiện nay. Chính phủ Trung Quốc sẽ vẫn duy trì chiến dịch chống lại chính sách bảo hộ từ phía Mỹ, đồng thời khuếch trương vai trò của Trung Quốc trong thương mại tự do – quan điểm này được Chủ tịch Tập Cận Bình ủng hộ. Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ vận động nhiều nước khác hành động cùng với họ. 

Trong khi đó, Tổng thống Trump vẫn tin rằng thương mại giữa Mỹ và châu Á về cơ bản không công bằng. Theo quan điểm của ông, Trung Quốc là nước xâm phạm lớn nhất quyền lợi thương mại của Mỹ, thế nhưng Trung Quốc không phải nước duy nhất. Tổng thống Trump không hài lòng với rất nhiều nước khác.

Ví như ông từng chỉ trích cả Nhật và Hàn Quốc về những hành vi thương mại không công bằng, cái mà ông cho rằng chính nó đã tạo ra thặng dư thương mại lớn cho nhóm nước kể trên, đồng thời mang đến việc làm cho người dân khu vực Đông Á trong khi đó lấy đi việc làm của người Mỹ.

Hơn thế nữa, cũng chính theo quan điểm của Tổng thống Trump, nhiều nước cũng góp phần gây ra vấn đề cho nước Mỹ hoặc có thể mang đến phần nào giải pháp. Điều đó đồng nghĩa với việc im lặng hoặc chọn đứng bên lề sẽ không phải lựa chọn hay. 

Những chỉ trích chống Trung Quốc mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra tác động vào tâm điểm cách thức vận hành của kinh tế Trung Quốc, chính vì vậy, Trung Quốc sẽ khó mà đáp trả theo cách mà Nhà Trắng mong muốn. 

Tổng thống Donald Trump phàn nàn về những chính sách công nghiệp ví như chính sách trợ cấp và tín dụng giá rẻ dành cho doanh nghiệp nhà nước, các rào cản pháp lý ngăn cản các công ty Mỹ mở rộng hoạt động ở Trung Quốc, buộc doanh nghiệp nước ngoài thành lập liên doanh với công ty Trung Quốc.

Trong liên doanh ấy, doanh nghiệp Mỹ buộc phải chia sẻ kiến thức, công nghệ; ước tính giá trị bản quyền trí tuệ mà phía Trung Quốc giành được từ Mỹ mỗi năm có giá trị đến 600 tỷ USD.

Để có thể giảm thiểu tác động đến nền kinh tế của mình, chính phủ nhiều nước trong khu vực cần thuyết phục chính quyền Donald Trump về ba điều: thặng dư thương mại với Mỹ không nhất thiết gây hại đến quyền lợi của kinh tế và người lao động Mỹ; chính phủ các nước cũng đang tiến hành các biện pháp nhằm giảm đi sự bảo hộ nội địa và đảm bảo thương mại tự do công bằng; và rằng nếu muốn gây sức ép lên Trung Quốc, Mỹ cần đến sức mạnh tập thể chứ không chỉ sức mạnh đơn phương.

Những nước nào né tránh sẽ bị tác động nặng nề bởi các cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, tốt hơn, chính phủ các nước châu Á nên bắt đầu đối thoại với Nhà Trắng càng sớm càng tốt. 

Tác giả bài viết là ông John Lee, chuyên viên nghiên cứu tại viện Hudson ở Washington DC. Từ năm 2016 đến năm 2018, ông từng đảm nhiệm vị trí tư vấn an ninh quốc gia cao cấp cho Bộ trưởng Ngoại giao Australia. 

Ý kiến của bạn

Bình luận