Cầu bộ hành vượt sông Sài Gòn mang biểu tượng lá dừa

Tác giả: Mỹ Lệ

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 11/06/2020 06:39

Biểu tượng này đã đạt số điểm cao nhất, tối ưu nhất trong cuộc tuyển chọn “Phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn"

khu-vuc-cau-thu-thiem-2-dau-nam-2020
Cầu đi bộ sẽ nằm giữa cầu Thủ Thiêm 2  và hầm Thủ Thiêm trong tương lai

 

Ngày 10/6, trao đổi với Tạp chí GTVT ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: Thành phố đã chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn nối quận 1 với 2 có cấu trúc hình lá dừa nước. Đây được coi là biểu tượng của miền Nam. 

Theo đó, vị trí địa điểm xây dựng cầu đi bộ được xác định tại vị trí giữa cầu Thủ Thiêm 2 và hầm vượt sông Sài Gòn. Đầu cầu phía quận 1 nằm trong khu vực Công viên cảng Bạch Đằng và gần nhất với phố đi bộ Nguyễn Huệ. Phía quận 2 bố trí tại Công viên bờ sông và ngoài ranh khu A, phía nam Quảng trường trung tâm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Chức năng chính của công trình này là phuc vụ người người đi bộ nhưng vẫn có phân làn cho xe đạp. Người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai có thể sử dụng kết hợp băng chuyền, ram dốc, thang máy để di chuyển.

UBND TP.HCM đã giao cho Sở Quy hoạch Kiến trúc phối hợp cùng Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan hoàn chỉnh phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn trước khi tổ chức đấu thầu, thi công.

 Các đơn vị cũng cần nghiên cứu thêm nhiều phương án kết nối giao thông của cầu đi bộ qua sông Sài Gòn với ga ngầm Ba Son của tuyến Metro số 1, ga tàu thủy Bạch Đằng của tuyến buýt sông Sài Gòn, trục đường đi bộ Nguyễn Huệ, Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh và các công trình công cộng lân cận. Công trình cần có điểm nhấn, điểm dừng chân trên cầu có tầm nhìn bao quát cả khu vực; có màu sắc chủ đạo, chiếu sáng, hệ thống phun sương trên mái vòm tạo nét độc đáo, đặc trưng riêng cho công trình.

Ý kiến của bạn

Bình luận