Các giải pháp phát triển giao thông Đồng bằng sông Cửu Long

Tác giả: Mỹ Lệ

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 19/06/2019 10:47

Dù đã được Chính phủ quan tâm đầu tư nhưng so với sự phát triển vùng thì giao thông Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế

IMG_0439
Phát triển giao thông Đồng bằng Sông Cửu Long được rất nhiều đơn vị trong và ngoài nước quan tâm

Ngày 18/6, Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị đánh giá kết quả triển khai nghị quyết của Chính phủ về phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ GTVT cũng đã thực hiện diễn đàn chuyên đề về các giải pháp phát triển giao thông.

Về phát triển giao thông đường bộ, theo quy hoạch sẽ hình thành hệ thống các trục dọc và trục ngang trong vùng gồm:

Tuyến thứ 1: Quốc lộ 1 đi từ TP HCM – Cần Thơ - Cà Mau dài 334km, đã đầu tư đủ. Tuyến thứ 2: Tuyến cao tốc phía Đông từ TP HCM - Cần Thơ - Cà Mau. Trong đó, đoạn HCM – Trung Lương: đã hoàn thành năm 2010; đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận đang triển khai thi công, Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính bố trí vốn NSNN hỗ trợ 2.186 tỷ đồng. Đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ hiện chưa được bố trí 932 tỷ đồng phần vốn góp của Nhà nước nên chưa triển khai được. Cầu Mỹ Thuận 2 đang triển khai thủ tục đầu tư bằng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2017-2020.

Tuyến thứ 3: Đường HCM từ Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và kết thúc tại Đất Mũi. Hiện nay đã hoàn thành, nối thông đến Mỹ An, tỉnh Đồng Tháp với quy mô đường cấp IV, 2 làn xe; đoạn Mỹ An – Cao Lãnh đang được đề xuất đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Hàn Quốc với quy mô 04 làn xe; cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống và tuyến nối Cao Lãnh - Vàm Cống đã hoàn thành. Đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sẽ hoàn thành đầu năm 2020 với quy mô 04 làn xe; đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất – Gò Quao – Vĩnh Thuận chưa cân đối được nguồn vốn để đầu tư, đoạn còn lại đi trùng với QL63 và QL1 kết nối đến Đất Mũi.

 Tuyến thứ 4: Trục hành lang ven biển phía Đông thông qua QL50, QL60, QL1 kết nối từ thành phố HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ đến Cà Mau. Đến nay, đã đầu tư nâng cấp QL50 đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, hoàn thành các cầu lớn trên tuyến như cầu Mỹ Lợi, Rạch Miễu, Hàm Luông và Cổ Chiên, nâng cấp được một số đoạn trên QL60. Hiện nay, trên tuyến còn một số điểm nghẽn cần phải đầu tư ngay cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi để giải quyết ùn tắc và mất an toàn giao thông, đặc biệt từ khi cầu Cổ Chiên hoàn thành.

Tuyến thứ 5: Tuyến N1 nối với hệ thống đường hành lang biên giới từ điểm cuối tuyến QL14C tại khu vực Lộc Tấn (Bình Phước) và kết thúc tại Hà Tiên với chiều dài 235 km, đến nay mới hoàn thành khoảng 90km từ Châu Đốc – Hà Tiên, còn lại 145km chưa được bố trí vốn để triển khai thi công.

IMG_0431
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại diễn đàn

Về vận tải đường sông được xác định là lợi thế của vùng ĐBSCL. Theo quy hoạch sẽ hình thành các tuyến sông chính kết nối TP HCM (Đông Nam Bộ) với vùng ĐBSCL, bao gồm các tuyến chính: Cửa Tiểu – Campuchia (cấp I); cửa Định An qua Tây Châu (cấp I); Sài Gòn – Cà Mau qua kênh Xà No (cấp III); Sài Gòn Kiên Lương qua kênh Lấp Vò (cấp III).

Ngoài ra còn các tuyến Sài Gòn – Cà Mau (tuyến ven biển); Sài Gòn – Kiên Lương (qua đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên); Sài Gòn – Bến Súc; Sài Gòn – Bến Kéo; Sài Gòn – Mộc Hoá; Mộc Hoá - Hà Tiên; Sài Gòn – Hiếu Liêm; Kênh Phước Xuyên – kênh 28; Rạch Giá - Cà Mau và tuyến Vũng Tàu – Thị Vải - ĐBSCL. Thời gian vừa qua, việc đầu tư hoàn thành Dự án nâng cấp hai tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ (tổng số 652 km), Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL (dự án WB5) dài tổng số 401km, Dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo hoàn thành giai đoạn 1, đến nay vùng ĐBSCL có 1.053 km tuyến đường thủy nội địa trung ương được nâng cấp đạt cấp II÷III, nâng cao năng lực vận tải đường thủy của vùng để tăng thị phần vận tải, phát huy lợi thế sông nước của vùng ĐBSCL.

Các tuyến đường thủy kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh ĐBSCL hầu hết đã được đầu tư, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III (riêng 28,5 km kênh Chợ Gạo hiện mới được nâng cấp GĐ1 đạt cấp II hạn chế) cho tàu trọng tải 800 - 1.000 tấn lợi dụng thủy triều hành thủy, đảm bảo kết nối giữa các tỉnh vùng ĐBSCL với TP HCM để tăng thị phần vận tải, phát huy lợi thế sông nước của vùng.

Tuy nhiên, khả năng kết nối giữa ĐTNĐ với đường bộ, đường biển còn có những nút thắt cần được tháo gỡ; khoang thông thuyền một số cầu chưa đảm bảo theo cấp quy hoạch như cầu Măng Thít, cầu Chợ Lách 1, cầu Chợ Lách 2, cầu Nàng Hai làm hạn chế cỡ tàu thông qua; đặc biệt chỉ cho thông qua tàu chở công ten nơ đến 2 lớp. Do đó, làm tăng chi phí vận tải, giảm tính cạnh tranh. Tuyến kênh Chợ Gạo do nguồn vốn NSNN hạn chế nên mới chỉ đầu tư giai đoạn 1, các đoạn bờ kênh chưa được kè bảo vệ xuất hiện tình trạng sạt lở, gây bồi lắng luồng.

Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND Tp.HCM cũng cho rằng: Hiện nay Thành phố đang là trung tâm, có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với gắn kết vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chính vì vậy, việc tập trung đầu tư mới cũng như nâng cấp hệ thống giao thông hiện hữu để đảm bảo giao thông thông suốt giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh cũng là các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực.

 Trước mắt, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm chủ động phối hợp với các bộ, ngành, tỉnh, thành trong các vùng kinh tế trọng điểm xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế phối hợp điều hành các vùng, liên vùng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình liên kết và hợp tác phát triển kinh tế vùng giữa các Bộ, ngành và địa phương.

(2). Trung ương cần ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng: các công trình giao thông trọng điểm của các vùng kinh tế trọng điểm; tập trung vốn cho công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển hệ thống Logistics trong các vùng, có sự kết nối với hệ thống cấp quốc gia và liên vùng bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh.

  (3). Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải quan tâm đầu tư các tuyến giao thông trọng điểm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và kết nối Vùng đồng bằng sông Cửu Long theo như quy hoạch được duyệt như: đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành, đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Đường vành đai 3, 4 Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13, đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đường sắt quốc gia đoạn Bình Triệu - Hòa Hưng, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng hàng không quốc tế Long Thành, kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 đến thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) và thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), Nâng cấp luồng sông Đồng Tranh dài 22,5 Km kết nối TPHCM đi cảng Cái Mép - Thị Vải cho tàu 5.000DWT lưu thông, Cải tạo nâng cấp luồng sông đoạn Chợ Đệm - Bến Lức dài 4,8 Km đạt chuẩn cấp III.

(4). Nhằm đảm bảo tiến độ triển khai và hoàn thành một số dự án trọng điểm cấp bách trong giai đoạn 2021 – 2025: Ủy ban nhân dân Thành phố xin kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải một số vấn đề cụ thể như sau:

+ Cơ chế bồi thường giải phóng mặt bằng: Đối với các dự án trọng điểm cấp bách, cho phép tách riêng dự án bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện trước nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư.

+ Về dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài: Kiến nghị giao Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP (hợp đồng BOT) có sự hỗ trợ của nhà nước (phần chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng).

+ Về dự án đường Vành đai 3 đoạn 3 và đoạn 4: Sớm thông qua chủ trương đầu tư, bổ sung vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 làm cơ sở Thành phố tạm ứng ngân sách (theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017) để thực hiện công tác bồi thường GPMB giai đoạn 2019-2020 và Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch đầu tư thực hiện dự án, hoàn thành giai đoạn 2021-2025.

Ý kiến của bạn

Bình luận