Cabin tập lái điện tử - giải pháp công nghệ 4.0 trong đào tạo SHLX

Tác giả: Lê Quang

saosaosaosaosao
21/10/2019 11:07

Với mục đích nâng cao kỹ năng điều khiển cho học viên tại các trung tâm đào tạo lái xe theo Nghị định 138/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, theo đó, từ tháng 8/2019 các trung tâm đào tạo lái xe sẽ bắt buộc phải trang bị phần mềm và thiết bị mô phỏng lái xe, để học viên tập trên máy tính. Như vậy, giải pháp sử dụng mô hình cabin tập lái điện tử (haycabin tập lái 3D) là một "công nghệ hiện đại", một cách thức mới để nâng cao chất lượng đào tạo sát hạch lái xe ô tô.


 

cabin 1.
Cabin mô phỏng lái ô tô Smart Cabin Moden SCB1.0

Cho cảm giác như thật

Giải pháp Cabin mô phỏng lái ô tô Smart Cabin Moden SCB1.0 được chế tạo sát với cabin ô tô ngoài thật, cho người dùng cảm nhận chân thực nhất khi sử dụng đã được Công ty Cổ phần HC - Phát triển công nghệ SmartParking bắt đầu cung cấp cho khách hàng.

Theo ông Nguyễn Đình Chiến - Công ty Cổ phần HC - Phát triển công nghệ SmartParking, giải pháp cabin mô phỏng lái ô tô Smart Cabin Moden SBC1.0 đáp ứng đầy đủ bộ tiêu chuẩn quy định. Tạo cảm giác rung, xóc bằng tương tác địa hình ảo cho xe. Xe ô tô là giải pháp công nghệ, tích hợp dựa chủ yếu trên công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng. Để đáp ứng các mục tiêu khác nhau trong quá trình huấn luyện lái, người ta có thể có những giải pháp mô phỏng với cấu hình kỹ thuật khác nhau. Những đặc điểm cơ bản khi lái các phương tiện sẽ được mô phỏng để tạo ra môi trường huấn luyện càng giống thật càng tốt.

Về cơ bản đó là không gian nội thất cabin xe, hệ thống điều khiển, lái, hiển thị không gian và tạo cảm giác chuyển động của xe, hệ thống mô phỏng rung xóc thể hiện tương tác của phương tiện với mặt đường. Phân biệt rõ nhất là cabin đầy đủ (Fullmission bao gồm cả phần tạo rung, xóc bằng hệ thống vật lý - motionbase) và hệ thống cabin mô phỏng không có phần motionbase, rung xóc được tạo giả bằng các hiệu ứng, tương tác ảo.

cabin 2.
Thiết bị mô phỏng đào tạo GPLX các hạng

 Thông thường để xây dựng một cabin mô phỏng với các tính năng giống hệt như một xe cụ thể giá thành rất cao, nhiều khi còn cao hơn giá thành của xe thật. Tuy nhiên, những lợi thế mà nó mang lại thì không thể mang ra để so sánh với xe thật được. Có thể thấy sơ bộ qua một số tiêu chí: Vận hành không tốn nhiên liệu, an toàn tuyệt đối nhất là với những bài học lái đầu tiên khi học viên thực hành lái, có thể vận hành trong không gian hẹp, mọi thời điểm… Để phục vụ huấn luyện kỹ thuật lái cơ bản, phương tiện chủ yếu vận hành trên sa hình, đường trong phố, đường trường (cao tốc...) nên với kỹ thuật tương tác ảo việc tạo cảm giác rung, xóc đã rất tốt, có thể đáp ứng yêu cầu thực tế, hơn nữa với giải pháp này giá thành đầu tư sẽ hợp lý hơn.

Tiêu chí cụ thể cho các cabin mô phỏng

Cabin giống hệt một chủng loại xe nào đó. Cabin mô phỏng đặc trưng cho các phương tiện xe cùng hệ (chủ yếu là hệ thống điều khiển: Chẳng hạn xe số sàn và xe số tự động...).

Với mục đích đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật cho cabin mô phỏng lái xe phục vụ mục đích trang bị đại trà (yêu cầu giá thành hợp lý) cho các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe và cấp chứng chỉ nghề. Tức là tập trung hỗ trợ kỹ thuật lái cơ bản cho học viên, với khả năng trang bị để tăng thời gian thực hành làm quen với tay lái, có môi trường học luật giao thông qua chính hoạt động lái và đặc biệt rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống giao thông thực (trên thực tế rất khó có thể thực hiện được).

Giải  pháp này được thiết kế để mô phỏng đúng không gian nội thất cabin xe với các thành phần cơ bản gồm: Khung giá đỡ toàn bộ cabin, có khả năng di chuyển dễ dàng và ổn định khi triển khai lái; giá đỡ hệ thống hiển thị khung nhìn phía trước người lái; ghế lái, vô lăng với các hệ thống điều khiển thông thường đi kèm (cần điều khiển gạt nước, đèn xi nhan...); hệ thống chân côn, ga, phanh cho xe số sàn và ga, phanh cho xe số tự động; hệ thống cần số, cần số phụ (cầu); hệ thống phanh tay; sử dụng vật liệu cứng (kim loại, có thể sơn được nhiều màu), có độ bền cao nhất là các thiết bị điều khiển, cần, hộp số, phanh…

Giải pháp mô phỏng đúng hành trình vật lý của các thiết bị thành phần (tay lái, cần kéo, cần gạt, các bàn đạp... tạo cảm giác vật lý tác động lên người lái giống thật, đảm bảo tính logic về vận hành của các thiết bị điều khiển.

cabin 3.
Hệ thống hiển thị của cabin giống như thật

 Về hệ thống hiển thị

Hệ thống hiển thị bao gồm hiển thị khu vực nhìn của người lái phía trước cabin, mô phỏng được hệ thống gương chiếu hậu (quan sát hai bên, phía sau). Màn hiển thị đủ rộng (tối thiểu 1m20) để tạo cảm giác giống thật. Mô phỏng được hệ thống các đồng hồ cơ bản như: Đồng hồ vận tốc, vận tốc quay của động cơ... Vị trí bố trí gương, đồng hồ phù hợp với nội thất như xe thật. Mô phỏng đúng về logic các thao tác khởi động của người lái từ bật công tắc điện (các chế độ), các thao tác đồng bộ giữa ga, côn, số và chuyển động ban đầu của xe. Mô phỏng đúng về động lực học của xe (theo từng chủng loại xe được mô phỏng) chủ yếu là chuyển động của xe, lực đẩy của động cơ, thể hiện qua sự đồng bộ giữa số, ga và tốc độ của xe theo địa hình cụ thể (đường bằng, lên, xuống dốc...).

Giải pháp cũng mô phỏng đúng hệ thống lái (góc quay tay lái đồng bộ với chuyển hướng của xe theo góc và tốc độ chuyển động của xe...). Kiểm soát đúng mối liên hệ logic giữa các thiết bị điều khiển côn, số, ga và chuyển động của xe. Kiểm soát tốt tương tác với địa hình (mặt đường) của xe để mô phỏng đúng, tạo cảm giác tốt về rung, xóc, tốc độ chuyển động của xe (với không gian mô phỏng 3D khu vực mặt đường và cảnh vận bên đường). Tạo cảm giác giống thật cho người lái khi xe chuyển động. Mô phỏng đúng chuyển động bên đường qua các hệ thống hiển thị: Kính trước, gương và gương chiếu hậu... Mô phỏng tiếng ồn của động cơ xe (đồng bộ với số, ga và tốc độ của xe), của môi trường và các va chạm khi vận hành. Có chức năng tạo lập các tình huống phục vụ huấn luyện.

- Có chức năng quản trị, theo dõi học viên theo khóa huấn luyện;

- Có chức năng định danh học viên (hỗ trợ quản lý, theo dõi quá trình huấn luyện);

- Chương trình mở có thể dễ dàng bổ xung thêm khu vực và bài huấn luyện.

Dữ liệu 3D không gian môi trường lái

- Mô hình 3D cho các loại xe được mô phỏng đúng chủng loại, đúng kích thước và tải trọng. Có càng nhiều mô hình càng tốt, khi sử dụng có thể lựa chọn loại xe cần mô phỏng.

- Môi trường 3D khu vực huấn luyện có đủ các mô hình từ sa hình (phục vụ lái sát hạch), đường phố, đường trường, đường trơn trượt...). Mô phỏng trong 3D giống thật về kích thước, cảnh quan với các đối tượng cây cối, nhà cửa, phương tiện, người dân và các đối tượng tự nhiên, xã hội khác.

Mô hình 3D khung nhìn từ vị trí lái về phía trước trong cabin xe đúng với chủng loại xe mô phỏng.

- Mô phỏng cảnh lái ngày, đêm, trời mưa…

- Có khả năng bổ xung thêm các module dữ liệu mới.

Yêu cầu về hệ thống máy tính và multimedia.

- Máy tính có cấu hình đủ manh, đủ để lưu trữ dữ liệu không gian, bài tập và các dữ liệu quản lý đào tạo, hỗ trợ đồ họa.

- Hệ thống loa kết nối trực tiếp mô phỏng tiếng ồn.

- Có các cổng kết nối với hệ thống thiết bị điều khiển và đồng bộ các thành phần của cabin.

- Có khả năng kết nối mạng các cabin khác nhau tạo môi trường công nghệ hỗ trợ giáo viên quản trị đồng thời nhiều cabin mô phỏng.

Ý kiến của bạn

Bình luận